Feeds:
Posts
Comments

Hậu Duệ Việt Nam Cộng Hoà, Lữ Anh Thư, trong một cuộc phỏng vấn ngày 15- 1-2015 trên đài phát thanh Việt Nam Tự Do có đề cập đến Tâm Thư bà Đào Nương Hoàng Dược Thảo và coi đó như là lời nhẳc nhở mọi người :  “Báo SGN đã đồng hành với Cộng Đồng chống Cộng chống Việt gian từ 30 năm nay”.

Chúng ta nghĩ thế nào về nhận định này?  Phải nói nạn nhân bị báo SGN phỉ báng mạ lỵ nhiều nhất là ông Bùi Bỉnh Bân (BBB), Chủ Tịch Cộng Đồng Việt Nam Nam Cali(CĐVNNC) qua hai nhiệm kỳ 1994-1998. Ban biên tập chủ lực của SGN là Đào Nương và Tú Gàn đã dốc toàn lực vào mục tiêu đánh phá này. Trong mục “Phiếm Dị” và “Viết Mà Chơi”, chị Đào tung anh Gàn hứng thật nhịp nhàng. Ở đó, CĐ ông BBB được mô tả như  những anh hề múa may cho đọc giả cười chơi, bị cho là “phường bát nháo”, là  “đám nồi niêu soong chảo”, “háo danh, ngu dốt”, thậm chí gọi ông Bùi Bỉnh Bân là “Chủ Tịch Viagra”, còn mang mảnh bằng kỷ sư của ông ra hạ nhục trường Quốc Gia Nông Lâm Súc: “Khoai Lang lùi trấu mới bùi./ Lấy chồng Lâm Súc, lấy Cùi sướng hơn” (SGN # 344 ngày 20-9-96). Cũng trong số báo này qua bài “ Lỗi Tại Ai?”Tú Gàn cho rằng ông BBB không làm được việc vì chính ông đã làm hại ông mà theo Tú Gàn “.Không ai khai chiến với cả chính quyền địa phương lẫn cơ quan truyền thông mà có thể hoạt động được”

Đã có lúc chính Đào Nương HDT đặt câu hỏi “SGN Muốn Gì?” rồi tự trả lời “SGN muốn ban chấp hành bát nháo kia phải ra đi trả lại sự yên tịnh cho CĐ” với những lý do mà bà nêu ra trong bài viết “Mỗi Lá Phiếu Là Một Tên Đấu Tố”(SGN # 315 ngày 12-12-1997)

Hình 1,2  và 3

Thế nào là làm bậy? là gây chia rẽ?  Tại sao người dân chống ông Nghị Tony Lâm? Sự thật  những điều ông Nghị Viên này làm đều có lợi cho CSVN như đề nghị đổi tên “Little Saigon” thành “Asian Town”, ủng hộ bãi bỏ cấm vận thiết lập bang giao với CSVN. Thử hỏi Thị Trưởng Charles Smith làm gì biết Lê Hồng Phong, thủ lãnh Đoàn Thanh Niên Xung Phong thành Hồ mà viết thư mời qua thăm Little Saigon, nếu không có bàn tay của ông Nghị Mỹ gốc Việt vẽ đường cho hưu chạy? Đây có phải là vấn đề “tế nhị về chính trị” mà tập thể CĐ không được quyền lên tiếng? Lá thư mời này đã được Việt Báo Kinh Tế đăng nguyên văn.

Hình 4

Tháng 6 năm 1993, hai Tướng Việt cộng Nguyễn Huy Phan và Bùi Đại thăm Little Saigon đồng thời ký một hợp đồng với công ty mà anh của tony Lâm là Dean Lâm đại diện , mở một bệnh viện lớn chữa bệnh cho Việt kiều và cán bộ cao cấp. Về nước Nguyễn Huy Phan tiết lộ trên báo Tuổi Trẻ số 23-93, người hướng dẫn họ  gặp gỡ người Việt ở Cali là Tony Lâm. Cộng đồng chống đối, Tú Gàn qua bài “ Trúng Kế địch” SGN #477 ngày 9-4-1999 đã nhanh nhẫu biện hộ cho Tony Lâm như sau:

hình 5 và 6

Khi bênh vực Nghị Tony Lâm thì Tú Gàn bảo đừng tin báo CS, còn khi mạ lỵ bôi nhọ Lý Tống  thì Tú Gàn lại trình tờ báo CS ra làm bằng chứng (Thảm Hoạ của Hoang Tưởng SGN # 499 ngày 10-9-1999)

hình 7

Báo chí Nam Cali cũng đã vạch trần những việc làm có lợi cho CS củaTony Lâm sao chị Đào anh Gàn  lại cứ chỉa mũi dùi vào nhóm ông BBB ?

Hình 8,9,10,11,12,13,14 và 15

Với những cuộc biểu tình chống cộng ông Tony Lâm cũng không tham gia. Điển hình là vụ Trần Trường, trong khi các dân biểu của hai Đảng Cộng Hoà , Dân chủ đều có mặt để ủng hộ tinh thần đấu tranh của đồng bào Nam Cali chống lại cờ máu và hình Hồ , thì ông chạy lên Bắc Cali “lánh nạn” sau đó lại đổ thừa cho thành phố đã xúi ông nên đứng giữa không theo bên nào? Không tham dự đã đành, có lần ông còn âm mưu giải tán cuộc biểu tình nữa. Chẳng hạn vào ngày Quốc Tế Nhân Quyền 10 -12-1993, cuộc biểu tình và tuyệt thực có sự hiện diện của ông Võ Đại Tôn từ Úc, nhiếp ảnh gia  Nguyễn Ngọc Hạnh, nhà tranh đấu Lại Đức Hùng từ Pháp …  đã bị cảnh sát Mỹ gây khó khăn, bắt dời vào đường Moran vắng vẻ với lý do ở phố Bolsa sẽ gây cản trở lưu thông mà báo Cuộc Đời đã có tường trình dưới đây và Tony Lâm cho mình có công mang đoàn biểu tình về lại chỗ cũ. Sự thật như thế nào?

Hình 16

Cuộc biểu tình tuyệt thực đã xin phép cả tháng trước với giờ giấc địa điểm, giấy phép có chữ ký của Thị Trưởng Charles Smith, và chính ông Charles Smith vào buối chiều (không có sự hiện diện của báo chí) khi ra bắt tay từng người đã phải đã ngạc nhiên và khẳng định với bà Kim Anh rằng “Cảnh sát Westminster không hề làm việc đó”. Tony Lâm đứng bên cạnh nhanh nhẩu phân trần  ngay bằng tiếng Việt với bà Kim Anh, ông TT Smith nghĩ đồng hương thăm hỏi nhau nên bỏ đi qua bắt tay người khác. Tony Lâm thoát nạn. Vậy thì bàn tay nào đã mượn danh cảnh sát Westminster dời đoàn đoàn biểu tình tuyệt thực từ chỗ đông người qua lại đến nơi vắng vẻ?

Khi được tin phải dời địa điểm,  người ta đi tìm Tony Lâm nhờ can thiệp thì chẳng thấy bóng dáng ông đâu, mãi khi đoàn biểu tình đòi kiện cảnh sát thì Tony Lâm mới xuất hiện bào chữa là “quá bận nên không theo dõi đài phát thanh báo chí nên không biết có cuộc biểu tình tuyệt thực”. Là một Phó Thị Trưởng của một thành phố, lại là người thay thế ông Thị trưởng (sáng hôm đó vắng mặt) mà bảo không biết đồng hương mình đang biểu tình tuyệt thực thì quả là ông quá  “vô trách nhiệm” với chuyện chống cộng!

Hình 17

Không lẽ vì chuyện đó mà sau này báo SGN đăng bài tố cáo vu khống nhà văn Kim Anh Nguyễn Việt Nữ là thân cộng  trong khi cuốn sách “Dương Thu Hương và con Hùm Ngủ” xuất bản từ năm 1993  của bà là  một tác phẩm chống cộng xuất sắc, đã đưa lá thư Hồi Chí Minh xin học trường Trường Thuộc Địa của Pháp và lá thư Phạm Văn Đồng dâng đáo Hoàng Sa Trường Sa cho Tàu cộng ?

hình 18

Mặc dù thành tích Tony Lâm như vậy nhưng ông Nghị lại được ủng hộ rất nhiệt tình của hai người đẹp nổi tiếng chống cộng “triệt để” của vùng Quận Cam là luật sư Phùng Tuệ Châu và nhà báo Đào Nương HDT. Theo bài viết “Ai Yểm Trợ Cộng Sản Việt Nam Đắc Lực Nhất ? (San Jose Rao Vặt #32 ngày 28-2-1997) thì “trong cuộc Hội Thảo dành cho Phó Đại Sứ CSVN  tại San Diego năm 1995 do Tony Lâm ủng hộ, khi phái đoàn CSVN và phe Tony Lâm đang tay bắt mặt mừng bên trong thì bên ngoài hội trường có hai phe chống đối nhau kịch liệt mà “thủ lãnh” của hai phe đều là …luật sư cả. Đó là LS  Phạm Nam Sách, dẫn đầu đoàn biểu tình tẩy chay cuộc Hội Thảo. Trong khi LS Phùng Tuệ Châu, thuộc đoàn ủng hộ Tony Lâm, đang chạy ngược chạy xuôi, đầu bù tóc rối, hướng về khu  phái đoàn LS Sách, miệng hét khan cả tiếng : “Đả đảo VC nằm vùng!”

Qua những bài viết về CĐ ông BBB, Bà Đào Nương HDT cũng như Tú Gàn, luôn cho rằng ông BBB tố ông Nghị Tony Lâm là Việt gian mà không đưa ra được bằng chứng. Vậy tấm hình nhà hàng Viễn Đông của Nghị Tony Lâm kèm theo lá cờ máu quảng cáo trên tờ Orange County Register , dù cho đồng bào chống đối , sao vàng năm cánh vẫn tung bay kéo dài  hai tháng trời…thì đây chưa  phải là bằng chứng  hay sao thưa bà Đào Nương HDT???

 

hình 19

Ông Chủ Tịch Bùi Bỉnh Bân “làm bậy” nhưng lại được dân bầu hai nhiệm kỳ, và biết đâu nhờ những tố cáo “làm bậy” đó mà Charles Smith bay chức Thị Trưởng, đem lại cho cộng đồng một khuôn mặt mới: Thị Trưởng Frank Fry, người đề xướng dự án xây dựng Tượng Đài Tưởng Niệm cuộc chiến VN tại Westminster.Ông  Frank Fry đã tranh đấu mạnh mẽ duy trì cho được việc xây dựng Tượng Đài, bỏ ngoài tai lời phản đối của Nguyễn Xuân Phong, Tổng Lãnh Sự CSVN tại San Francisco cũng như lá thư Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ yêu cầu từ bỏ việc xây dựng Tượng Đài vì sợ rằng sẽ làm Hà Nội bực tửc…, thì sá gì đến lời bàn ra của  ông Nghị Việt, đề nghị xây tượng đài tại nghĩa địa, cũng như bài viết ác ý của Tú Gàn, tung tin “quĩ đồng hương đóng góp cho Tượng Đài sẽ được ông Frank Fry trích ra xây một trung tâm văn hoá cho phe nhóm của ông” (?)

Vụ Trần Trường (TT) ai cũng biết do CSVN đứng sau , lợi dụng Tu Chính Án số 1 treo cờ máu và hình Hồ ngay tại thủ đô của người Việt tị nạn. Thế mà SGN cho rằng đây là “chuyện cá nhân của một người đầu óc bất bình thường  vốn là nạn nhân của Cộng Đồng và Ủy Ban Bảo Vệ Chính Nghĩa, bị nhục mạ chụp nón cối nên phẩn uất treo cờ thách thức”. Tú Gàn gán cho những người tổ chức biểu tình là nhảy vào ăn có tạo hư danh, hù doạ rằng luật sư của hội American Civil Liberties Union (ACLU) sẽ giúp TT chống lại những người biểu tình về việc vi phạm Tu Chính Án số 1 và gây thiệt hại cho cơ sở thương mại Hitek  của TT. Cuối cùng thì lời khuyên của Tú Gàn vẫn là “Không nhất thiết lúc nào cũng biểu tình mới thành công”, “Vác đại bác đi bắn ruồi để tạo hư danh vừa uổng phí vừa gây ra không biết bao nhiêu phiền toái phải giải quyết”(Bài Học- SGN #467  29-01-1999) ***

Khi nghe TT Clinton bãi bỏ cấm vận ngày 3-2-1994, Đào Nương HDT đã lên án mạnh mẽ ngay trang đầu bìa tờ SGN # 209 ngày 4-2-1994

hình 20 và 21

Phản ứng trên đây làm ấm lòng những người Việt tị nạn CS, thế nhưng … tại sao Đào Nương HDT lại đi bao che cho Tony Lâm, người đã từng ủng hộ Hoa Kỳ bãi bỏ cấm vận thiết lập bang giao với CSVN, và dùng ngòi bút của mình  “một sống một chết” với những ai dám chống lại Tony Lâm???  Thử hỏi chống phá Cộng Đồng, bênh vực Việt gian, nhục mạ những người xả thân cho đại cuộc thì còn ai dám bảo tờ báo SGN đã đồng hành với Cộng Đồng chống Cộng và chống Việt gian từ 30 năm nay ???

Central  Valley tháng 3 năm 2015

Nhàn SF

……………………..

***Không riêng gì Đào Nương HDT mà cả cộng sự viên Tú Gàn,cánh tay mặt của SGN, cũng bị quan toà, ông Chánh Án Robert Gardner, phạt về tội đã vu khống  cho ông Chánh Án nói những lời mạ lỵ ông Bùi Bỉnh Bân, Chủ Tịch CĐNVQGHN, bằng những lời xin lỗi vào lúc 10 giờ 30 đêm thứ Năm ngày 3-8-2000 trên làn sóng phát thanh của đài VOV (Voice of Vietnamese) nguyên văn như sau :

Ngày 15tháng 10 năm 1998 trên chương trình “Nói Chuyện Với Nhà Báo” do Đỗ Sơn điều hợp với sự hiện diện của Phạm Minh, Hà Tường Cát, tôi Nguyễn Cần, cũng còn biết qua là Tú Gàn, Lữ Giang, đã trình bày nhiều điều không đúng sự thật về vụ Bùi Bỉnh Bân ra làm chứng trong vụ kiện Hồ Anh Tuấn kiện Saigon Today và những người khác. Đặc biệt tôi đã nói rằng “Thẩm Phán Robert Gardner đã biểu thị đặc điểm Bùi Bỉnh Bân như là một người bất lương và ra và  lệnh cho Bùi Bân ra khỏi toà và không được lãm chứng nữa”. Thật ra ông Chánh Án Gardner không bao giờ nói những lời đó và lời tường thuật đó không đúng sự thật. Tôi xin lỗi Bùi Bỉnh Bân về những lời tường thuật không đúng đó và rất lấy làm tiếc về bất cứ sự tổn thương và phiền phức nào có thể đã gây ra cho ông ta”.


Bài viết này không phải để “vạch lá tìm sâu” hay “ bới bèo ra bọt”. Bài viết cũng không có mục đích “đánh người ngã ngựa” mà chỉ là theo yêu cầu của bà Hoàng Dược Thảo (HDT), sau ngày Saigon Nhỏ bị buộc phải ngưng “Nghi Án Văn Học”. Bà muốn mọi người xử dụng tất cả những tài liệu đăng trên SGN liên quan đến nhà thơ Nguyễn Chí Thiện để cùng lên tiếng. Theo bà “Đây không phải là công việc riêng của SGN mà là công việc chung, là bổn phận của mọi người Việt yêu nước không chấp nhận chế độ CS là phải tìm ra ai là tác giả tập thơ Vô Đề”. Continue Reading »

                Ai Xoá Bỏ Ngày Quốc Hận 30 Tháng Tư ?

Cuối cùng thì ngày 22 tháng Tư năm nay, Đạo luật S- 219 “Journey To Freedom Day” – Hành Trình Tìm Tự Do- của Thượng Nghị Sĩ Ngô Thanh Hải đệ trình đã được thông qua tại lưỡng viện Quốc Hội Canada. Từ đây Canada sẽ có một ngày lễ quốc tế tưởng niệm lại tháng Tư Đen, người miền Nam đã phải rời bỏ quê hương ra đi tìm tự do trên những con thuyền mong manh với tâm niệm thà chết  trên biển Đông còn hơn là phải sống trong một đất nước cai trị bởi loại người hung ác, độc tài, đầy dẫy dối trá hận thù!

Đạo luật này đã tạo ra phản ứng chống đối dữ dội từ phía nhà cầm quyền CSVN. Thật không gì mất mặt cho bằng bấy lâu nay tuyên truyền là mình có công đánh đuổi ngoại xâm thống nhất đất nước, xây dựng một nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam tự do hạnh phúc ấm no giàu mạnh, tiến nhanh tiến mạnh tiến vững chắc lên chủ nghĩa xã hội không  cần kinh qua tư bản, người dân sẽ chỉ làm theo lao động mà hướng theo nhu cầu vv và vv…thế mà dân chúng lại cứ ùn ùn bỏ nước ra đi, thậm chí còn ví von “nếu biết đi thì cái cột đèn nó cũng bỏ chạy”! CS gọi những người này là thành phần bám theo đế quốc, thuộc loại “ma cô đĩ điếm”. Nay chính thành phần này lại có thể thay đổi suy nghĩ của người dân bản xứ, đem tài sức ra giúp cho đất nước đã mở rộng bàn tay cưu mang mình để rồi được đền bù xứng đáng bằng Đạo Luật S-219 “Journey To Freedom Day”- Hành Trình Tìm Tự Do, bảo sao CSVN, từ Thủ Tướng đến Bộ Trưởng Ngoại Giao không tức lồng lộn lên cho được!

Chiến tranh nói là kết thúc từ năm 1975, nhưng nay nó lại tiếp diễn tại hải ngoại bằng một hình thức mới. Đó là cuộc chiến giành chính nghĩa. Muốn cho CSVN có chính nghĩa, phản chiến Mỹ (Mỹ Cộng) bằng mọi cách phải thực thi hai điều: đó là xoá bỏ vai trò của người lính VNCH và nâng cao uy tín Hồ Chí Minh, đề cao ông ta là người quốc gia dân tộc, đánh đuổi ngoại xâm. Họ còn cho rằng Mỹ đã đánh mất một cơ hội khi Hồ Chí Minh nhờ Mỹ giúp chống Pháp, Mỹ không giúp nên ông ta mới theo CS (?). Sách dạy về chiến tranh VN taị các trường học chỉ toàn hình ảnh lính Mỹ và lính Việt cộng, mục đích cho thấy Mỹ xâm lăng, CSVN chống ngoại xâm là có chính nghĩa. Thử hỏi được giảng dạy một chiều như thế tuối trẻ VN sinh ra và lớn lên tại hải ngoại nào biểt gì về nỗi đau uất nghẹn của ngày Quốc Hận để tưởng niệm, để gìn giữ bảo tồn một khi cha ông các em, là những người sống trong chiến tranh hiểu rõ bộ mặt thật của CS thì lại lần lượt vĩnh viễn ra đi?

CS chống đối Đạo Luật S-219 đã đành, nhưng một số người Việt hải ngoại mang căn cước tị nạn sao lại cũng chống đối? Bảo rằng không muốn thay thế “Ngày Quốc Hận” bằng bất cứ một danh xưng nào khác vì tên gọi này đã đi vào lịch sử, nhắc nhở người Việt đó là ngày đau thương tang tóc. Điều này đúng nhưng chỉ đúng với nội bộ người Việt chúng ta, còn thế giới bên ngoài hầu như bị tuyên truyền nhìn sai lầm về cuộc chiến, cho chúng ta không có chính nghĩa mất nước nên hận thù. “Hành Trình Tìm Tự Do” có thể phơi bàycho thế giới thấy được tội ác CSVN, cho là có tự do dân chủ hoà bình mà sao người dân đã phải bỏ nhà cửa ruộng vườn bồng bế nhau chen chúc trên những con thuyền mỏng manh vượt đại dương mà cái chểt chiếm đến 99% ? Đã tranh đấu thì cần có sự hy sinh nhân nhượng, bỏ qua bất đồng , xích lại gần nhau, đem chính nghĩa về cho cuộc chiến tại sao không làm mà lại cứ chống đối ? như thế chẳng khác nào tiếp tay CSVN dập tắc Đạo Luật S219 !

Thành thật mà nói những cuộc biểu tình rầm rộ, những bài diễn văn hùng hồn lên án CSVN vào ngày Quốc Hận 30 Tháng Tư vẫn chưa đủ để người Mỹ có một cái nhìn đứng đắn về cuộc chiến VN. Cựu TT Bill Clinton trước kia trốn quân dịch, cho cuộc chiến VN là dơ bẩn. Bộ Trưởng Ngoại Giao hiện nay, John Kerry, người đã từng tổ chức biểu tình chống chiến tranh quăng trả những huy chương cho là tội lỗi. Tệ hại nhất là tháng Tư năm 1971, John Kerry đã ra điều trần trước Quốc Hội, và để đánh động lương tâm người dân Mỹ, ông đã tố cáo quân đội Mỹ qua VN không truy lùng địch mà chỉ đi cắt tai , xẻo thịt lột móng, giết hại đàn bà trẻ con. Liên tục tiếp theo đó với sự hỗ trợ mạnh mẽ của 6 vị Thượng Nghị Sĩ đảng Dân Chủ áp lực ra kỳ hạn cho chính quyền đương thời phải rút quân và từ từ rồi cuối cùng Quốc Hội đã biểu quyết cắt viện trợ cho Nam Việt Nam. Thế mà nay, Bill Clinton, người trốn quân dịch, vẫn được trở thành vị Tổng Tư Lệnh quân đội Hoa Kỳ, John Kerry vẫn được tín nhiệm bầu vào chức vụ dân cử và xém tí nữa trở thành TT Hoa Kỳ vào năm 2008. Tại sao? Chỉ vì người dân Mỹ vẫn coi chiến tranh VN không có chính nghĩa.

Năm 2013 Thượng Nghị Sĩ Dick Black tiểu bang Virginia, một quân nhân từng tham chiến tại VN, đã đệ trình Nghị Quyết SJR 455 South Vietnamese  Recognition Day, công  nhận quân, dân, cán, chính và vinh danh Quân-lực VNCH trong cuộc chiến cho tự do dân-chủ ở Việt-nam, chỉ vì ông đã thấy rõ sự hi sinh cao cả của người lính VNCH mà người dân Mỹ đa số đã có cái nhìn sai lầm qua phim ảnh sách báo của phản chiến Mỹ. Tấm hình chụp người lính VNCH bám vào chiếc trực thăng đang bay lơ lững cùng chữ “Rabbit” ghi chú phía dưới của tờ New York Times đăng trong thời gian chiến tranh, chắc chắn sẽ không còn trong lòng họ nữa. Với quá trình làm việc lâu dài tại Quốc Hội, ông đâu phải đến với cộng đồng chúng ta vì lá phiếu. Thư ông viết thật là đầy tình người. Chúng ta may mắn có được một người bạn tốt, tận tình giúp chúng ta giải quyết vấn đề ngay tận gốc. Đó là làm thế nào cho con cháu chúng ta, thế hệ mai sau, biết được nguyên nhân cuộc chiến và lý do nào mà ngày hôm nay các em có mặt tại đây.

Nghị Quyết SJR- 455 cho thấy sự sai lầm của Quốc Hội Liêng Bang năm xưa. Người lính VNCH anh dũng chiến đấu nhưng không có súng đạn trong khi đối phương lại được khối CS quốc tế viện trợ dồi dào. Nghị Quyết được 139 phiếu thuận chỉ một phiếu chống, lấy lại danh dự cho VNCH thì đó chẳng phải là cái gai trong con mắt của nhà cầm quyền CSVN hay sao, thế mà một số người Việt tị nạn lại chống ?

Phải hiểu rằng Nghị Quyết này là của Quốc Hội Virginia. Người Mỹ họ chỉ biết ngày 30 tháng 4 và chọn ngày đó là hợp tình hợp lý. Ngày này trong khi chúng ta làm lễ tưởng niệm ngày đau thương của dân tộc, ghi nhớ sự hi sinh lớn lao của người lính VNCH, cầu nguyện cho họ và cho những nạn nhân đã bỏ mình trong các trại tù nơi rừng thiêng nước độc, nơi biển cả hãi hùng vì hai chữ Tự Do, thì bên QH Virginia, các vị dân cử đã cùng nhau lấy lại danh dự cho miền Nam Việt Nam, coi như là một lời xin lỗi. Thử hỏi có gì là không ổn? Thế mà các ông bà Chủ tịch cộng đồng thi nhau ký tên phản đối, không những thế còn cho là TNS Dick Black kiếm phiếu, là làm chuyện ruồi bu, là làm lợi cho Việt gian xoá bỏ Ngày Quốc Hận…

Mỹ là một đất nước tự do, quyền tự do tư tưởng được tôn trọng vì thế binh và chống là chuyện thường tình. Lấy thí dụ cuốn băng Paris By Night 40 chủ đề Mẹ có nội dung bôi bẩn người lính VNCH làm lợi cho CS, hiện nằm trong các thư viện  Muốn chống lại cuốn băng đó, chúng ta không thể nào đòi hỏi các thư viện lấy cuộn băng xuống mà chúng ta phải làm một cuốn khác trả lời những lập luận sai trái của Paris By Night. Cũng thế, vào năm 1984 đài truyền hình PBS chiếu một loạt phim có tên “Vietnam: A Television History” đã xuyên tạc lịch sử Việt Nam, không nhắc gì đến quá khứ CS của Hồ Chí Minh, mô tả ông ta được người dân VN coi như là một nhà ái quốc và mập mờ cho rằng tư tưởng HCM có ảnh hưởng đến tổ chức Việt Nam Quốc Dân Đảng và kể cả học trò của ông ta cũng có mặt trong tổ chức này. Để phản bác lại, Accuracy in Media, Inc (AIM) đã làm cuốn phim “ The Real Story” trình bày sự thật về con người Hồ Chí Minh. Giới thiệu phim là tài tử nổi tiếng Charlton Heston. Giáo sư Nguyễn Ngọc Bích xuất hiện trong phim này tường trình về những cuộc xuống đường rầm rộ chống PBS, khởi đầu từ New Orleans, đến Houston San Diego, Hoa Thịnh Đốn…mà trong đó có người Việt Nam, Mỹ, đàn ông, đàn bà thanh niên nam nữ tham dự. Cuộn băng này còn có cả ấn bản tiếng Việt rất có lợi cho công cuộc tranh đấu của chúng ta. Vậy thử hỏi quí vị chống đối đã xem chưa? Và nếu xem rồi có chịu khó tìm cơ hội phổ biến rộng rãi trong cộng đồng tị nạn vùng mình hay không?

Nếu Nghị Quyết SJR- 455 đồng loạt đươc thành lập tại Quốc Hội các tiểu bang Hoa Kỳ, thì ngoài việc đính chánh lại những sai lầm của sách báo phim ảnh phản chiến kể cả cuốn băng Paris By Night Mẹ 40, còn giúp cho Cờ Vàng của chúng ta được tung bay ngay tại Quốc Hội các tiểu bang vào ngày Quốc Hận, một điều mà Liêng Bang không thể nào nại lý do vì bang giao với CSVN để ngăn cản .

Ngày nay là thời buổi trao đổi kinh tế, CS cho người trà trộn khắp nơi tại hải ngoại thì đường hướng đấu tranh của chúng ta cũng nên thay đổi. Nếu cứ khư khư ôm chặt lấy chính nghĩa, không truyền đạt lại cho con cháu sau này thì lấy ai là người thay thế chúng ta duy trì tưởng niệm ngày Quốc Hận khi thế hệ chúng ta lần lượt ra đi?  Vậy xoá bỏ ngày Quốc Hận không phải là tác giả  Đạo Luật S 219  Journey To Freedom Day, cũng không phải tác giả Nghị Quyết SJR- 455 cũng  không phải là giáo sư Nguyễn Ngọc Bích và nhóm ủng hộ mà chính là quí vị chống đối, những người chỉ thấy trước mắt cái lợi bằng hòn sỏi mà bỏ qua cái hại như tảng đá đã và đang đè bẹp chính nghía của chiến tranh Việt Nam trong suốt bốn mươi năm qua !

Đã đến lúc chúng ta cần phải nhìn lại. Bốn mươi năm tuy chưa phải là dài nhưng cũng không phải là quá ngắn để chúng ta có thể  kiểm điểm lại những gì chúng ta làm từ khi bước chân đến bờ tự do. Những thành quả gặt hái được phần đông chỉ nằm trong phạm vi nội bộ của cộng đồng chưa đi sâu vào cộng đồng người bản xứ ngoại trừ việc chống cờ máu và hình Hồ trong vụ Trần Trường vào năm 1999  tại Nam Cali. Truyền thông Hoa Kỳ đổ dồn về Little Saigon lấy tin,  chứng kiến những cuộc xuống đường vĩ đại, hình ảnh loan đi khắp nơi trên thế giới, đó là nhờ lúc đó chúng ta biết đoàn kết tạo sức mạnh.

Kết quả của Đạo luật S 219  hôm nay không có nghĩa là “thắng” hay “thua”trong cộng đồng tị nạn mà là một cơ hội vĩnh viễn cho người Việt đứng chung nhau tưởng niệm lại con đường gian truân khổ ải, nhìn lại quá khứ đế hướng về tương lai, phải làm gì để giải toả mọi tuyên truyền mang về chính nghĩa cho cuộc chiến Việt Nam đồng thời để đòi lại quyền làm người mà CSVN đã tướt đoạt của người dân Việt từ bốn mươi năm qua.

Bắc Cali  Quốc Hận 2015

Nhàn SF

Hậu Duệ Việt Nam Cộng Hòa, Lữ Anh Thư, trong một cuộc phỏng vấn ngày 15- 1-2015 trên đài phát thanh Việt Nam Tự Do có đề cập đến Tâm Thư bà Đào Nương Hoàng Dược Thảo và coi đó như là lời nhắc nhở mọi người :  “Báo SGN đã đồng hành vi Cộng Đồng chống Cộng chống Việt gian t30 năm nay”. Continue Reading »

Gần đây, trong lá thư gửi cộng đồng hải ngoại, bà Đào Nương Hoàng Dược Thảo (HDT) đã tâm sự “…Tôi là một nhà báo  có 30 năm kinh nghiệm đấu tranh với Cộng sản bằng ngòi bút của mình. Tôi đủ tự tin để minh định rằng tôi không bao giờ mạ lỵ cá nhân hay bất cứ đoàn thể nào khi xử dụng ngòi bút của mình”.

Qua lời tâm sự trên đây, kẻ bàng quan hiểu được tại sao đã có một số người lên tiếng tích cực ủng hộ báo Sàigòn Nhỏ sau khi bà Đào Nương HDT bị tòa tuyên phạt phải bồi thường cho nhật báo Người Việt 4 triệu rưỡi vì tội phỉ báng, mạ lỵ. Hẳn số người ủng hộ này sẽ còn tăng thêm nếu người ta nhớ lại những lời lẽ chắc nịch như đinh đóng cột khi bà Đào Nương HDT nêu lên quan điểm của SGN : “Nói ngay, nói thật, nói thẳng không sợ đụng chạm, không sợ mích lòng, không có bạn, không có thù, chỉ có sự thật và  công lỷ (Báo Nhỏ, Báo To – SGN #353 ngày 22-11-1996)

Cách đây gần 6 năm, bà Đào Nương HDT trong bài viết “Những Điều Tối Kỵ”  cũng đã đưa ra ba điều tối kỵ mà một nhà báo như bà không bao giờ chấp nhận .

phi bang 1

Đó là : không đụng đến đàn bà, nhất là đàn bà Việt Nam, không đề cập tới các cựu cộng tảc viên, và không đề cập tới sự bất hạnh của người.

phi bang 2 phi bang 3phi bang 4

Đọc những lời lẽ trên đây thử hỏi ai mà không thán phục đức tánh cao quí của một nhà làm truyền thông như bà Đào Nương HDT? Tuy nhiên, nói là một việc còn thực hành có đúng hay không mới là chuyện quan trọng. Chúng tôi may mắn có được một số bài viết của SGN trước đây xin đưa ra để có một nhận định chính xác hơn về tờ báo SGN nói chung và cá nhân bà Đào Nương HDT nói riêng.

Một trong ba điều mà nhà báo Đào Nương HDT tối kỵ tránh né là  “Không đề cập tới các cựu cộng tác viên” .  Nghe qua thì đạo đức nhân nghĩa nhưng sao lại hành xử với ông Nguyễn Bá Sanh và bà Mai Trang , đại diện cho SGN vùng Oakland , một cách tồi tệ khi chính bà Đào Nương HDT đã lăng mạ phỉ báng vu khống họ trên SGN # 322 ngày 18-2-2000 nơi  trang  03 để đến nỗi hai năm sau đã bị Toà án ra lệnh viết những giòng chữ xin lỗi cũng ở trang 03  SGN số 658 ngày 27-9-2002 ?

phi bang 5  phi bang 6 phi bang 7phi bang 8

Lợi dụng truyền thông trong một đất nước tự do để phỉ báng mạ lỵ người khác là điều mà một vài cơ quan truyền thông thường mắc phải. Vụ kiện giữa ông Nguyễn Bá Sanh và bà Mai Trang với tờ SGN phải mất hai năm mới kết thúc, tốn bao nhiêu thời giờ tiền bạc thuê mướn luật sư để rồi được vài giòng chữ nhỏ “xin lỗi” nằm khiêm nhượng trên một trang báo rộng lớn đánh số thứ tự 03 mà người đọc hầu như đã bị quên lãng theo thời gian. Trong khi đó những giòng chữ mạ lỵ phỉ báng đăng cách đó hai năm còn nóng hổi đập vào mắt, đọc giả làm sao nhận thức được đây là lời lẽ của kẻ vu khống ? Tuy nhiên dù biết “vô phước mới đáo tụng đình” người ta vẫn phải nhờ luật pháp để lấy lại danh dự cũng như dằn mặt những người làm truyền thông bất chính.

phi bang 9

Điều đáng chú ý là trong vụ trên, bà HDT không chỉ vi phạm điều tối kỵ là “chơi xấu” với cộng tác viên mà còn “đụng tới đàn bà”, vì bà Shoko Hino tức Mai Trang vừa là cộng sự vừa là người đồng giới tính với bà chủ lớn SGN. Từ chuyện xưa ngẫm chuyện nay chúng ta thấy gì?Trước hết về điều tối kỵ thứ nhất là “không đụng đến đàn bà”, trong vụ bị nhật báo Người Việt kiện ra tòa, nhà báo lớn Đào Nương HDT đã đụng –mà đụng nặng- tới thân danh bà Hoàng Vĩnh để đến nỗi riêng trường hợp này đã bị tòa tuyên phạt phải bồi thường cho đương đơn tới nửa triệu MK. Sau vụ án, bà  Đào Nương HDT còn vi phạm điều tối kỵ thứ hai là “bôi bác” không phải một mà tới hai cựu cộng tác viên của SGN. Tuy nói bóng gió người thứ nhất là một cựu Thẩm phán, người thư hai là cựu Phát ngôn viên, cả hai chức danh trước tháng Tư 1975, nhưng mọi người đều biết là bà muốn ám chỉ ai rồi !

Ngoài chuyện xuyên tạc, mạ lỵ, bà Đào Nương HDT cũng đã bị nha sĩ Nguyễn Ngọc Thanh (phu nhân ông Bùi Bỉnh Bân Chủ tịch CĐNVNC) đưa ra toà về tội “quỵt nợ”. Thua kiện, bà Đào Nương HDT cay cú đã mượn tờ SGN bêu xấu ông bà Bùi Bỉnh Bân (Chủ Tịch …Viagra – SGN #431 ngày  22-5-98). Phỉ báng mạ lỵ người khác, phản bội lời hứa với ân nhân, dùng tờ báo đánh phá những người đang xả thân cho đại cuộc…như thế bà Đào Nương HDT có xứng đáng cho cộng đồng tin tưởng hay không?

phi bang 10           phi bang 11

Vụ kiện giữa 2 tờ báo Người Việt (NV) và Saigon Nhỏ (SGN) đã gây ra nhiều tranh cãi. Trong quá khứ báo NV có những bài viết thoá mạ Việt Nam Cộng Hoà, cộng đồng biểu tình chống đối, điều này rõ ràng ai cũng biết. Riêng SGN thì có nhiều ý kiến trái ngược, đây là xứ tự do, nên binh chống là chuyện thường tình. Tuy nhiên binh chống thế nào để được chấp nhận không phải là chuyện đơn giản, nhất là với những ai chối bỏ sự thật. Chẳng hạn, đánh phá nhà thơ Nguyễn Chí Thiện lại được biện hộ vì chi phí tờ báo quá cao nên phải gây scandal để bán báo(?) thì đây là việc làm của những kẻ buôn thần bán thánh, lợi dụng thời cơ làm giàu dù phải đâm sau lưng chiến sĩ chứ không phải là hành động của người Quốc Gia  chống cộng chân chính . Người ở xa không theo dõi có thể lầm, nhưng những ai sống tại Cali có cơ hội đọc SGN hằng tuần liệu có dễ dàng đồng ý cho rằng SGN là  ” tờ báo đã đồng hành sát cánh với chúng ta trong công cuộc chống cộng và chống Việt gian từ 30 năm nay” như lời một Hậu Duệ VNCH đã nhắc lại trên một làn sóng phát thanh vào ngày 10-1-1915  hay không?

Central Valley tháng Ba năm 2015

Nhàn SF

Tấm hình một em bé trần truồng bị phỏng vì bom đã làm chấn động lương tâm mọi người vào thập niên 1970. Tấm hình này xuất hiện trên báo chí, có lúc thì rầm rộ, có lúc hình như người ta đã quên hẵn nó. Đến năm 1989, nó lại được hâm nóng trở lại bằng một câu chuyện, do chính nạn nhân, cô bé bị phỏng vì bom năm 1972, nay là sinh viên du học tại Cuba, đi nói chuyện về đề tài “THA THỨ”.

kim phuc 1972
Kim Phúc chạy giặc tại Trãng Bàng 1972

Trên tờ Việt Mercury Bắc Cali, ấn bản bằng tiếng Việt của tờ San Jose Mercury News, số 76 ngày 7.7.2000, tấm hình này được đăng lên cùng với bài viết có tựa đề “Hoàng Gia Anh triễn lãm hình Nick Út”, trong đó có nói về tấm hình này như sau:

“… MỘT BÉ GÁI TRẦN TRUỒNG CHẠY TRỐN BOM NAPALM DO PHI CƠ MỸ DỘI Ở TRẢNG BÀNG 25 DẶM VỀ PHÍA TÂY SAIGON NĂM 1972”

Nhận thấy những lời viết trên đây hoàn toàn trái ngược với những tài liệu mà chúng tôi thu thập được và vì đây là một vấn đề quan trọng, không thể nào gây cho độc giả hiểu lầm vì sự vô tình hay cố ý của người cầm bút, chúng tôi xin ghi ra đây tất cả những gì mà chúng tôi đã được đọc qua báo chí hầu có một nhận xét chính xác, khách quan hơn.

Trên tờ Los Angles Times ngày 20.8.1989 có đăng tấm hình này với một bài viết giới thiệu Kim Phúc, cô bé bị phỏng cách đó17 năm như sau:

“…KIM PHÚC HIỆN LÀ SINH VIÊN DU HỌC TẠI CUBA, CÔ KHÔNG PHẢI LÀ ĐẢNG VIÊN CỘNG SẢN CŨNG KHÔNG PHẢI LÀ THÀNH VIÊN CỦA MỘT TỔ CHỨC NÀO, CÔ RẤT SAY MÊ SỰ HÒA GIẢI. THÁNG 9 THỚI ĐÂY CÔ SẼ QUA Mỹ 3 TUẦN LỄ ĐỂ CỔ VÕ CHO SỰ HÒA GIẢI GIỮA HAI DÂN TỘC…”

 Merler Ratter, người bảo trợ cho chuyến đi này đã tuyên bố “KHÔNG AI CÓ KHẢ NĂNG HƠN KIM PHÚC ĐỂ HÀN GẮN VẾT THƯƠNG, ĐEM ĐẾN SỰ HÒA GIẢI THA THỨ LẪN NHAU. NẾU KIM PHÚC ĐÃ CÓ THỂ THA THỨ ĐƯỢC THÌ TẠI SAO NGƯỜI KHÁC LẠI KHÔNG?” và người tổ chức cho chuyến đi này là Don Luce, một nhà báo rất có ác cảm với VNCH đã gây nhiều tai hại trên mặt thông tin như vụ “chuồng cọp Côn Sơn” chẳng hạn. Tuy nhiên, cũng theo báo này thì chuyến đi của cô Kim Phúc bị hoãn vô thời hạn với lý do “sức khỏe của cô Kim Phúc không được khả quan”.Theo taì liệu của Giáo Móc thì trước đó vài ngày, Đoàn Văn Toại, người cổ võ cho bang giao Việt Mỹ đã bị bắn nhưng thoát chết tại Fresno Cali.

Câu chuyện từ đó chìm vào quên lãng. Cho mãi đến năm 1992 có tin Kim Phúc cùng chồng mới cưới trên đường hưởng tuần trăng mật từ Mạc Tư Khoa trở về Cuba đã xin tị nạn chính trị tại Canada. Tại đây, cô đã tâm sự với báo chí cũng như các hãng thông tấn là “Cô không muốn ai quấy rầy cô vì những chuyện xảy ra trong quá khứ, cô muốn được yên ổn sống bên gia đình”. Ngay trên tờ báo Life năm 1995, cô cũng nói rằng :

“… TÔI LUÔN LUÔN BỊ BẮT BUỘC ĐI ĐÂY ĐI ĐÓ DƯỚI SỰ ĐIỀU KHIỂN CỦA HÀ NỘI, ĐIỀU NÀY KHIẾN TÔI MUỐN LÀM MỘT CON NGƯỜI CÓ TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN. TẤM HÌNH ĐÃ LÀM CHO TÔI RẤT NỔI TIẾNG NHƯNG NÓ ĐÃ KHÔNG LÀM CHO CUỘC ĐỜI TÔI KHÔNG NHƯ Ý TÔI MUỐN”

Thế nhưng…người ta đã không để cho cô yên và câu chuyện thật về một tấm hình đã bắt đầu từ đó. Cách đây gần 6 năm, đúng vào ngày lễ Cựu Chiến Binh Hoa Kỳ, 11.11.1996, Kim Phúc đã xuất hiện tại đài Chiến Sĩ Trận Vong Hoa Thịnh Đốn. Buổi lễ do một nhóm cựu quân nhân Hoa Kỳ thuộc thành phần phản chiến (thân cộng) đứng ra tổ chức. Trước hàng ngàn lính cũ của quân đội Mỹ, bằng một giọng nói nghẹn ngào cảm động, Kim Phúc đã đưa ra một thông điệp “Hòa Bình và Tha thứ”. Bà nói với họ rằng : “NGÀY HÔM NAY, NẾU TÔI CÓ THỂ ĐỐI DIỆN VỚI NGƯỜI PHI CÔNG DỘI BOM, TÔI SẼ NÓI VỚI ÔNG RẰNG “ THƯA ÔNG, CHÚNG TA KHÔNG THỂ ĐỔI THAY ĐƯỢC LỊCH SỬ, NHƯNG CHÚNG TA NÊN LÀM NHỮNG ĐIỀU TỐT ĐẸP CHO HIỆN TẠI NÀY VÀ CHO TƯƠNG LAI MAI SAU ĐƯỢC HÒA BÌNH YÊN ỔN”.

Ngay sau khi Phan Thị Kim Phúc nói những lời trên với cử tọa mà như trực tiếp với người phi công thì một người đứng phía dưới cử tọa đã viết một mảnh giấy nhờ nhân viên an ninh đưa lên khán đài cho Kim Phúc. Mãnh giấy ghi rằng “Kim, tôi chính là người ấy”. Kim Phúc bước vài bước, đứng sững lại. Người phi công đã dội bom, mà nói cho đúng hơn là người phi công đã hạ lệnh dội bom xuống Trảng Bàng năm xưa, nay là mục sư 49 tuổi và đứa bé gái 9 tuổi ngày xưa nay đã 33 tuổi, họ ôm lấy nhau. Kim Phúc dang rộng đôi tay, ông mục sư ngã vào đôi cánh tay ấy mà khóc và nói: “TÔI XIN LỖI, TÔI HẾT SỨC XIN LỖI“. Kim Phúc vổ vào lưng John Plummer, người phi công ngày xưa, mà vỗ về: ” KHÔNG SAO, KHÔNG SAO, TÔI THA THỨ, TÔI THA THỨ!”.

Những gì  xẩy ra vào buổi lễ hôm đó, tất cả báo chí đều đăng tải đúng sự thật. Riêng đoạn văn trên đây chúng tôi đã tóm tắt từ bài viết của Nguyễn Bá Trạc có tựa đề: “Chuyện tấm hình của một cô bé trần truồng gây mộng mị cho một mục sư người Mỹ”.

Từ những tài liệu rời rạc, nhà văn Nguyễn Bá Trạc đã đúc kết thành một câu chuyện cao cả, nói về lòng tha thứ của một nạn nhân đối với người đã gây nên tội. Ông Trạc đã bỏ công nghiên cứu, sưu tầm rất tỉ mỉ về bao nhiêu triệu tấn bom đã thả xuống Việt Nam, về nỗi đau đớn vì những vết sẹo trên người Kim Phúc cũng như sự hối hận dày vò của người phi công John Plummer. Trong suốt hai mươi mấy năm trời, tấm hình ấy đã trở thành những cơn ác mộng cho John Plummer, ông tìm quên trong rượu chè, say sưa li bì. Thế rồi tôn giáo thức dậy trong tâm tư, ông quyết định dâng mình cho Thượng Đế. Vào ngày 11.11.1996, khi biết rằng Kim Phúc sẽ có mặt tại bức tường Tưởng Nhớ, mục sư John Plummer đã bảo rằng: “Tôi biết chính là Thượng Đế đã sắp đặt tất cả mọi thứ”.

Ông Trạc viết nhiều, nhiều thứ lắm nhưng lại thiếu một chi tiết quan trọng, đó là lời Kim Phúc nói với các hãng thông tấn khi tị nạn tại Canada là cô “bị” Cộng Sản Hà Nội điều khiển”. Bài viết của Nguyễn Bá Trạc có đến những hai phần kết luận, phần thứ nhất là “còn hàng ngàn người như Kim Phúc mà không ai được chụp tấm hình nào cả”. Phần thứ hai là “nạn nhân Kim Phúc đã đưa ra một thông điệp Hòa Bình và Tha Thứ gởi đến các cựu chiến binh Hoa Kỳ đã tham chiến tại Việt Nam”.

Nhưng những ai theo dõi câu chuyện Kim Phúc đều thấy vẫn còn thiếu một đoạn kết chính xác nhất, rõ ràng nhất, mà chỉ có bài viết của nhà bình luận Hà Nhân với tựa đề “Đức Tha Thứ” đăng trên Việt Nam nhật báo số 3152, ngày 24.11.1998 mới nói lên hết được sự thật về câu chuyện của tấm hình này:

“… số là trên tờ báo Baltimore Sun, một tờ báo có uy tín ở miền Đông, sau đó đã mở cuộc điều tra và số ra ngày 14.12.1997 có bài lật tẩy vụ sắp xếp cho mục sư Plummer mạo nhận là người đánh bom làm cô Kim Phúc bị thương. Phài viên thống tấn AP và tờ Washington Post từng đăng câu chuyện này, kiểm chứng lại tin của tờ Baltimore Sun cũng xác định rằng Plummer mạo nhận và phi vụ ấy là của Không Lực VNCH. Tờ Christian Journal số ra ngày 12.1.1998 cũng xác định tương tự.

Tất cả những bài báo trên đều xác nhận rằng đại úy John Plummer chỉ là một sĩ quan làm việc văn phòng, không hề lái phi cơ, cũng không có quyền xin oanh tạc cũng như xét định yêu cầu xin oanh tạc. Chính vị Trung tướng Hoa Kỳ cấp trên của Plummer và các bạn cùng đơn vị với ông ta đều xác nhận điều đó. Và sau đó, chính mục sư Plummer cũng đã công khai nhận lỗi trên tờ Baltimore Sun”.

Bàn về vấn đề này, Thiếu tá Ronald N. Timberlake, nguyên phi công thuộc Sư đoàn Một Không Kỵ ở căn cứ Bearcat Biên Hòa đã gởi cho các bao, kể cả báo tiếng Việt một bài báo có đoạn như sau:

“… Việc cô Kim Phúc “Tha Thứ” có thể là do lòng chân thành, nhưng lòng chân thành đã bị vô hiệu hóa vì một lời nói láo trắng trợn. Đáng lẽ cô ta nên nói lời tha thứ ấy với các phi công VNCH dự trận đánh Trãng Bàng thì may ra còn có ý nghĩa hơn. Và ông Timberlake cũng nhắn gởi với những người Việt Nam tị nạn Cộng Sản rằng:

“CHÚNG TÔI – NHỮNG NGƯỜI CHIẾN ĐẤU CHO TỰ DO CỦA NHÂN DÂN VIỆT NAM – ĐÃ BỊ BÊU XẤU MÀ CHƯA CÁC CỰU CHIẾN BINH NÀO TRƯỚC CHÚNG TÔI PHẢI CHỊU NHƯ VẬY TRÊN CHÍNH ĐẤT NƯỚC CHÚNG TÔI. TÔI MONG RẰNG NHỮNG NGƯỜI MÀ VÌ HỌ MÀ CHÚNG TÔI ĐÃ CHIẾN ĐẤU, ĐÃ ĐỔ MÁU VÀ VÌ HỌ CHÚNG TÔI ĐÃ BỊ MẤT BẠN BÈ TIN CẨN VÀ TUỔI THƠ ẤU QUÍ BÁU, SẼ GIÚP CHÚNG TÔI TRONG CUỘC TRANH ĐẤU ĐỂ ĐÍNH CHÍNH VỀ NHỮNG LỜI NÓI LÁO VỀ CHÚNG TÔI”.*(1)                           

Chính vì lời kêu gọi của Thiếu Tá Ronald N. Timberlake và cũng để tiếp tay với nhà bình luận Hà Nhân, chúng tôi phải lên tiếng về những giòng chữ đăng trên tờ Việt Mercury khi mà trong tay chúng tôi có đủ tài liệu về câu chuyện của cô Kim Phúc này. Nếu không làm thì chúng tôi sẽ mang tiếng là vô ơn với quốc gia đã cưu mang mình. Cộng Sản là những người cùng chung một giòng máu, cùng sống trên một mãnh đất, cùng nói chung một thứ tiếng, đã tàn bạo trấn lột người dân khiến họ phải bỏ nước ra đi, đến một quốc gia xa lạ lại được cưu mang giúp đỡ, chẳng lẽ chúng ta đành ngoảnh mặt làm ngơ để cho kẻ khác lợi dụng truyền thông nhục mạ 58 ngàn người lính Hoa Kỳ đã hy sinh cho sự tự do của chúng ta hay sao?

Tấm hình này với lời ghi chú của bài viết trên tờ Việt Mercury “CÔ BÉ CHẠY TRỐN BOM NAPALM DO PHI CƠ MỸ DỘI người đọc sẽ thấy ngay tội ác của Mỹ, sẽ lên án Mỹ xâm lăng cũng như tuyên truyền của cộng sản đã và đang làm hiện nay.Nhưng cũng tấm hình này trên tờ báo Life 1995 với lời ghi chú rằng: “KHÔNG QUÂN CỦA QUÂN LỰC VNCH ĐÃ THẢ BOM NAPALM CỦA MỸ GẦN CHÙA, NƠI MÀ CÔ GÁI 9 TUỔI VÀ GIA ĐÌNH ĐANG TRỐN BÊN TRONG, TẠI TRẢNG BÀNG, MỘT QUẬN LỴ ĐANG BỊ BAO VÂY BỞI QUÂN ĐỘI CỘNG  SẢN BẮC VIỆT” người đọc sẽ thấy ngay tội ác của Hồ Chí Minh và đảng Cộng Sản Việt Nam. Trảng Bàng là một địa danh thuộc miền Nam Việt Nam, tại sao lại có sự hiện diện của quân đội CS Bắc Việt vào năm 1972? Nếu Hồ Chí Minh và đảng Cộng Sản Việt Nam không vâng lệnh Quốc Tế Cộng Sản xâm lăng miền Nam, nhuộm đỏ cả Đông Dương thì thử hỏi tấm hình cô bé trần truồng này liệu có hay không? Do đó, Không quân Việt Nam Cộng Hoà mà có đội bom, dù cho là bom Napalm đi nữa, thì đó cũng chỉ là hành động tự vệ chính đáng mà thôi.

Trong chiến tranh, chết chóc, thương tích do bom đạn gây ra là chuyện thường tình. Tổng Thống Clinton cho dội bom Kosovo mà lại dội nhầm vào tòa Đại sứ Trung Cộng thì sao? Cùng ngày 11.11.1996, cô Kim Phúc còn nói với những ngưòi tham dự rằng: “ĐẰNG SAU TẤM HÌNH CHỤP TÔI CÒN CÓ HÀNG NGÀN, HÀNG NGÀN NGƯỜI KHÁC CỦA DÂN TỘC TÔI, HỌ ĐÃ CHỊU ĐAU ĐỚN, ĐÃ BỎ MÌNH, CUỘC SỐNG ĐÃ BỊ HỦY DIỆT… TẤT CẢ NHỮNG NẠN NHÂN ẤY  ĐỀU VÔ PHƯỚC VÌ KHÔNG AI CHỤP CHO HỌ TẤM HÌNH NÀO CẢ”.

Vâng, đúng đấy cô Kim Phúc, đất nước của chúng ta đã có biết bao nhiêu là nạn nhân bị chết đau đớn, chết tức tưởi, chết oan khiên, chết không phải vì bom đạn vô tình mà chết vì chính bàn tay của kẻ đồng chủng đã mang chủ nghĩa ngoại lai vào, đưa dân tộc Việt Nam vào con đường lạc hậu và làm chư hầu cho đế quốc Cộng Sản.

Khi Kim Phúc chưa chào đời, thời điểm 1953-1956, với sự chỉ huy của Hồ Chí Minh rập khuôn theo Mao Trạch Đông quyết đi theo con đường chuyên chính vô sản, đã thi hành chính sách Cải Cách Ruộng Đất, hàng trăm ngàn nạn nhân đã bị xử tử chỉ vì tội có vài mẫu ruộng, dăm con bò, ba con trâu….!

Tết Mậu Thân 1968 lúc đó Kim Phúc mới có 5 tuổi, chiếm Huế chỉ trong vòng một tháng, Cộng Sản Bắc Việt đã cho chôn trên ba ngàn người ở những mồ chôn tập thể. Trong số những nạn nhân còn có các giáo sư người Đức, người Pháp, người Mỹ, tất cả bị trói bằng dây kẽm gai, bị bắn hoặc đánh bằng cán cuốc vào đầu, có người bị chôn sống khi xác được bới lên thịt hãy còn tươi!

Với các học sinh trường tiểu học Cai Lậy cùng lứa tuổi với Kim Phúc, các em có tội tình gì mà cộng sản Bắc Việt bắn B.40 vào trường làm banh xác các em ra từng mãnh! Cũng như hình ảnh 7 nạn nhân của gia đình viên sĩ quan cảnh sát, nhân viên của tướng Nguyễn Ngọc Loan, đã bị tên việt cộng Bảy Lớp bắn chết khi Cộng Sản Hà Nội ra lệnh cho quân đội của họ tràn vào trong giờ giới nghiêm vào dịp Tết Mậu Thân – là thời gian đã được hai bên công nhận là ngưng bắn trên toàn lãnh thổ Việt Nam!

Đến năm 1975 gọi la thống nhất đất nước với khẩu hiệu “Không gì quí hơn độc lập tự do”, ấy thế mà biết bao nhiêu nạn nhân đã chết trong tù đày, lao lý, bỏ mình nơi rừng thiêng nước độc, chìm đắm trên biển cả hãi hùng! Bao nhiêu thanh niên đã bị huy động qua Căm Bốt để trở thành phế nhân bởi bom đạn do chính người anh em Trung Quốc “môi hở răng lạnh” dạy một bài học cho thằng em háo thắng, lúc dựa vào Tàu, lúc rúc vào Nga!

Kim Phúc có thể chưa biết những sự kiện nêu trên, nhưng những người Việt Nam tị nạn Cộng Sản cầm bút như Nguyễn Bá Trạc, như Nguyễn Hoàng Nam chắc hẵn phải hiểu rõ hơn ai hết là hàng triệu nạn nhân kể trên của dân tộc Việt Nam chúng ta, họ đã vô phúc, thật quá vô phúc vì họ đã không được ai chụp cho một tấm hình nào cả!!!

Từ khi tị nạn chính trị ở Canada, Kim Phúc đi rao giảng “Hòa bình Tha thứ” khắp nơi, được bầu làm “Đại Sứ Hòa Bình của Liên Hiệp Quốc” với chức vụ này, Kim Phúc càng bận rộn tại các nhà thờ Tin Lành, đứng ra gây quỉ cho “các trẻ em nạn nhân của chiến tranh Việt Nam”. Mang tiếng là tị nạn chính trị mà Kim Phúc chưa bao giờ tiếp xúc với một cộng đồng người Việt tị nạn Cộng Sản nào cả. Không ai trách Kim Phúc vì cô ta chỉ là nạn nhân của chính sách Hồ Chí Minh và đảng Cộng Sản Việt Nam.

Ngày 8.3.2000 Kim Phúc xuất hiện trên Talk show của bà Oprah Winfrey đài ABC. Cũng với bổn cũ soạn lại, cô ta nói rất nhanh như sợ 15 phút không đủ cho cô thuyết giảng hết bài “Hòa bình Tha Thứ”. Tiếc rằng bà Oprah Winfrey không phải là mục sư Plummer cho nên bà đã không vỗ ngực “lỗi tại tôi, lỗi tại tôi” khi nghe Kim Phúc nhắc đến hai chữ “Tha thứ”. Ngược lại bà nhìn Kim Phúc một thoáng ngạc nhiên chờ đợi, Kim Phúc vội vàng nói rất khẽ “Tôi tha thứ những gì đã làm cho tôi đau khổ”.

Kẻ đáng được nghe câu nói này phải là cái xác khô đang nằm tại Ba Đình. Chính ông ta đã gây ra cuộc chiến tranh làm chết 3 triệu người và gieo biết bao nhiêu tai họa khỗ đau cho đất nước. Chỉ khi nào cái xác khô này bị quăng ra khỏi Ba Đình, và đảng Cộng Sản bị xóa khỏi điều 4 Hiến pháp của “Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa việt Nam ấm no hạnh phúc giàu mạnh” thì may ra dân tộc VN mới thật sự có tự do dân chủ và nhân quyền.

Riêng những kẻ biết rõ sự thật như thế mà giờ này vẫn còn lợi dụng những vết sẹo trên người Kim Phúc để đi tuyên truyền cho tội ác là một hành động đáng ghê tởm vì “ĐỒNG LÕA VỚI TỘI ÁC CHÍNH LÀ TỘI ÁC”.

Nhà thơ Nguyễn Chí Thiện đã nói : “MỘT CON CHÓ BỊ XÍCH LÂU NGÀY, NÓ VÙNG VẪY ĐỂ THOÁT KHỎI VÀ KHI ĐƯỢC CỞI XÍCH NÓ NHẢY CỠN LÊN MỪNG RỠ, HUỐNG CHI CON NGƯỜI ĐÃ BỊ CÙM, BỊ TRÓI HƠN NỬA THẾ KẺ NAY, THẾ MÀ NỠ NÀO LẠI DÙNG NGÒI BÚT CỦA MÌNH ĐỂ CA NGỢI CAI CÙM, CÁI XÍCH, CA TỤNG NHỮNG KẺ TRÓI MÌNH THÌ… ĐÂY CHỈ LÀ VẤN ĐỀ LIÊM SĨ”

Xin mượn lời nhà thơ Nguyễn Chí Thiện kết thúc bài viết hôm nay.

30-4- 2002 – ngày Quốc Hận,

Nhàn SF

*(1) http://www.vnafmamn.com/TrangBang_incident.html

ThS Đào Văn Hùng (Phó Chủ nhiệm Khoa) trao đổi ý kiến với GS Quyên Di. (Ảnh: Trung Hiếu/VSL).

Gần đây, một bản tin đưa lên mạng cho thấy GS Quyên Di đã thuyết trình trong một cuộc hội thảo do Khoa Việt Nam Học tố chức tại Hà Nội vào ngày 29-11-2012 và kết luận “GS Quyên Di công khai hợp tác với CS”.Vài ngày sau đó ông Quyên Di trong một lá thư minh xác, đã cho biểt ông về VN tham dự  “hội nghị quốc tế Việt Nam Học” trong vai trò của một giáo sư khoa Ngôn ngữ và Văn hoá Nam Á của đại học UCLA. Tự nhận mình là người chống chế độ CS trên phương diện văn hoá, ông Quyên Di cho biết “muốn cộng đồng không bị ngôn ngữ văn hoá cộng sản xâm nhập thì phải trực diện với họ (CS)” và chính ông là người có cơ hội đó đã trình bày về sức mạnh quyết tâm bảo vệ phát triển ngôn ngữ văn hoá VN tại Hoa Kỳ mục đích cho thấy “việc họ muốn xâm nhập cộng đồng chúng ta qua con đường ngôn ngữ và văn hoá là bất khả thi”!(?)

Về điểm này, trong một bài viết được phổ biến rộng rãi trên NET mới đây, ông Bút Xuân Trần Đình Ngọc đã nêu lên một số nghi vấn cho đương sự. Để có một nhận định khách quan chính xác cần phái nhẳc đến mục tiêu xâm nhập CĐVN ở hải ngoại của CS trong việc dạy tiếng Việt, từ đấy hiểu được bề trái những việc làm của giáo sư Quyên Di trong lãnh vực này. Continue Reading »

Ngày 7-6-2005 Madison Nguyễn thắng cử vào chức vụ Nghị viên khu vực 7 là nhờ lá phiểu của người Việt tị nạn CS, họ mong có một vị dân cử gốc Việt đại diện cho tiếng nói của mình trong chính quyền nên đã cùng nhau sát cánh với đài phát thanh Quê Hương(QH) dồn phiếu cho bà.

Lý do cộng đồng chọn Little Saigon

Với người ngoại quốc cũng như các bạn trẻ Việt Nam không biết hoặc chưa sống trong hoàn cảnh chiến tranh, họ sẽ ngạc nhiên không hiểu sao chỉ mỗi một cái tên “Little Saigon” mà gây ra bao tranh cãi chia rẽ trầm trọng đến như thế ? Thật ra, nếu một người ngoại quốc hiểu rõ cuộc chiến Việt Nam, khi họ biết mình là người Việt Nam, thường họ hỏi thêm “Bắc hay Nam” có nghĩa là mình sống dưới chế độ CS hay dưới chế độ VNCH ? Cộng sản cai trị độc tài khát máu đầy dẫy hận thù, người miền Nam một mất một còn, vượt đại dương đến được bờ tự do, với hai bàn tay trắng họ tạo dựng lại cuộc sống nên không muốn dây dưa liên lụy gì đến CS. Ngày nay CS đã thống trị toàn bộ lãnh thổ nên hai tiếng “Việt Nam” cần phải được minh định rõ ràng. Thủ đô Saigon năm xưa đã không còn nữa thì nay “Little Saigon” được xem như thủ đô nho nhỏ, tượng trưng cho sự cần cù chăm chỉ của người tị nạn đóng góp tạo dựng ra cho thành phố San Jose sầm uất phồn thịnh này. Đòi hỏi cho một “Little Saigon”như thế có gì quá đáng mà bà Nghị viên gốc Việt đã phải tìm mọi cách ngăn cản? Nói lên điều này là cũng để trả lời cho những người bênh vực bà Madison, trong đó có đài phát thanh QH, khi cho rằng “ Là người Việt Nam sao lại chống tên “Vietnam Town Business District ? Hãy nhìn qua cộng đồng tị nạn Cuba, cùng chung số phận hoàn cảnh như chúng ta, họ đã xây dựng được một “Little Havana” và họ hãnh diện khi nó được coi như hình ảnh của một đất nước Cuba dân chủ tự do trong quá khứ! Continue Reading »

NCT Pham Tran 001

Trên đây là nhận định của nhà báo Phạm Trần về sự việc xảy ra tại hội trường đại học luật khoa George Mason Virginia lúc 2 giờ 30 chiều ngày 26-11-1995. Nhà thơ Nguyễn Chí Thiện đến Mỹ chỉ 26 ngày sau thì được chào đón ra mắt đầu tiên trong “Buổi sinh hoạt Thơ Nhạc Chào Mừng Nhà Thơ Nguyễn Chí Thiện”ngày giờ tại địa điểm nêu trên.  Hội trường tối đa là 300 chỗ nhưng có đến gần 500 người hiện diện,họ đến để nghe tác giả Hoa Địa Ngục đọc thơ và kể rõ lai lịch về những hoàn cảnh nào mà ông đã làm ra những bài thơ đó cũng như thưởng thức những bài thơ được nhạc sĩ Trần Lãng Minh phổ nhạc do ca sĩ Nga Mi trình bày. Continue Reading »

Masuoka : Anh Hùng Của Những Anh Hùng.

Lời mở đầu : Bài viết này được trích ra từ nhật báo Việt Nam Tự Do phát hành tại San Jose Bắc Cali ngày 16-11-1995. Đây là buổi phỏng vấn giữa ký giả Đỗ Mùi và cố Đại Tá hồi hưu Noboru Masuoka, người đã đứng ra bảo lãnh cho nhà thơ Nguyễn Chí Thiện đến được bến bờ tự do ngày 1-11-1995. Theo bài báo “ Noboru Masuoka, người cựu đại tá không quân hồi hưu Mỹ gốc Nhật này quả đã làm một việc phi thường. Ông tuy không cùng giòng giống Việt Nam, nhưng với tấm lòng cao cả thương người , đã cùng đứng chung một giàn với những tâm hồn bất khuất yêu chuộng tự do dân chủ và tiến bộ. Masuoka, đối với người Việt Nam, ông là anh hùng của những anh hùng, một ân nhân cũng như một người bạn chân tình” .

Cuộc vận động cho nhà thơ Nguyễn Chí Thiện thành công là nhờ vào nhiệt tâm của người bảo trợ, nhờ vào dư luận của cả thế giới bấy giờ rúng động về tập thơ, tiếng nói  của  một người, chỉ vì đứng lên chống cái ác mà phải bị chôn vùi cả tuổi thanh xuân trong vòng lao lý, và cuối cùng cũng là nhờ vào thời điểm cái nôi Liên Sô đã sụp đổ, CSVN  chới với, e ngại kẻ thù phương Bắc nên phải bắt tay vuốt ve Mỹ, cấp giấy xuất cảnh cho Nguyễn Chí Thiện hầu mong sau bang giao sẽ được vào WTO.

Bài phỏng vấn này đã cho thấy những nghi vấn về, Thiện thật Thiện giả, là điệp viên CS nằm vùng, là ăn cắp thơ…..chỉ là trò đánh phá bỉ ối bẩn thỉu của bọn người đầy ác tính lại được điều khiển bởi mụ nhà báo bất lương, luôn vỗ ngực tự xưng là chống cộng nhưng lại hành xử của một kẻ đâm thuê chém mướn làm lợi cho NQ 36 gây chia rẽ cộng đồng !

Cali tháng Mười 2013
Nhóm Thân Hữu Nguyễn Chí Thiện

Masuoka phong van 001……………………………………………………………..

 Masuoka : Anh Hùng Của Những Anh Hùng.

LTS: 27 năm ngục tù, hơn nửa đời người kể cả những năm tháng tuổi thanh xuân vùi chôn trong chốn lao tù, Nguyễn Chí Thiện một thanh niên đầy nhựa sống của thời Nhân Văn Giai Phẩm năm nào (*) đã bị đày ải triền miên trong chốn lao tù Cộng Sản Hà Nội kể cả nhà giam Hoả Lò ô danh thế giới, cũng chỉ vì bất đồng chính kiển và không chịu khuất phục trước bạo quyền bạo lực. Rung động trước tâm hồn quả cảm và bất khuất này, cựu không quân Noboru  Masuoka, một người Mỹ gốc Nhật đã từng đưa người hùng nhảy dù Bùi Quyền sang Hoa Kỳ hồi năm 1990 và anh hùng không quân Nguyễn Quí An đến Mỹ năm 1992, một lần nữa Masuoka với tấm lòng cao cả thương người đã thành công trong việc vận động Hoa Thịnh Đốn áp lực buộc Hà Nội để cho nhà thơ Nguyến Chí Thiện đến được bến bờ tự do, tiếp tục các hoạt động chống tội ác của nhà thơ hầu tái lập một nền công lý đích thực cho quê hương Việt nam.

Sau đây xin mời quí vị theo dõi cuộc tiếp xúc của Truyền Hình Việt Nam Tự Do cùng đại Tá hồi hưu Noboru  Masuoka.

………………………

Mùi Đỗ (MĐ) : Đại tá Masuoka, cám ơn ông đã đến với chúng tôi, xin ông cho biết động cơ nào đã khiến ông đem ông Nguyễn Chi Thiện ra khỏi Việt Nam?

Noboru Masuoka (NM) : Sau khi tôi mang ông Bùi Quyền ra, cô có đề cập đến một văn sĩ người Việt Nam đã bị nhốt tù nhiều năm bởi vì những gì mà ông ấy viết gửi ra ngoài Việt Nam. Vào lúc đó tôi đang cố gắng  đem ông Nguyễn Quí An ra khỏi VN. Sau khi tôi đưa ông Nguyễn Quí An đi được, tôi khởi sự tìm hiểu xem ông Nguyễn Chí Thiện là ai, bởi vì tôi không biết ông  ta là ai, và sau đó khi tôi nói chuyện với một số người , tôi khám phá ra ông ấy là một người rất đáng nể. Do đó tôi khởi sự lo cho trường hợp của ông ta.

: Ông đã phải làm gì trong tất cả diễn tiến đó?

NM : Việc đầu tiên là tôi phải tìm biết xem phương cách mà tôi phải làm để mang một người như vậy đi, bởi vì ông ta khác với những người trước đây. Những người khác mà chúng tôi đã lo liệu là những quân nhân đã phục vụ trong quân đội Nam VN. Còn đây là một người không phải quân nhân, sống ở miền Bắc VN. Tôi có thể nhìn thấy một sổ khó khăn trong việc xin chiếu khán xuẩt cảnh ra khỏi VN. Đồng thời tôi cũng phải bảo đảm là bộ ngoại giao Hoa Kỳ đồng ý cho ông ta đến Mỹ như một người tị nạn.

Tôi đã đi Hoa Thịnh Đốn vào tháng 7 năm  ngoái (1994). Tôi nói chuyện với ông James Hall, ông ta chưa đi VN, ông ta là phụ tá giám đốc của văn phòng đại diện HK tai VN. Và tôi cũng nói chuyện với bác sĩ Stern và một vài người khác, và tất cả những người đó đều biết ông Nguyễn Chí Thiện.

Tôi biết tôi phải làm một cái gì đó, với một phương cách nào đó để mang ông ta ra khỏi VN. Việc đầu tiên là tôi phải tiếp xúc với ai đó trong chính phủ Hà Nội để biết xem ông Nguyễn Chí Thiện có thể đến Mỹ với lý do nhân đạo , hoặc chữa bệnh hay không? Do đó tôi viết thơ cho Lê Văn Bằng, lúc đó là đại sứ tại Hoa Thịnh Đốn, cho biết tôi muốn người này được đến Mỹ để chữa bệnh với mục tiêu nhân đạo. Tôi thỉnh nguyện ông ta vào khi đó và đó là điều mà tôi khởi sự.

: Toàn thể diễn trình mất bao lâu?

NM :  Khoảng một năm rưỡi.

: Khoảng thời gian đó có bằng với thời gian mà ông giúp đưa ông Bùi Quyền và Nguyễn Quí An ra khỏi Việt Nam?

NM : Thưa không, có những khác biệt, nó tuỳ thuộc vào hoàn cảnh của nội vụ. Trường hợp ông Bùi Quyền, tôi đi ra khỏi VN vào năm 1990, tôi phỏng vấn ông ta và biết được ông ta là một sĩ quan VN được nhiều huân chương của chính phủ Hoa Kỳ và tôi đưa ông ta ra trong vòng một năm sau, 1991, để ông ta có thể tham dự lễ tốt nghiệp của con trai ông ta tại trường sĩ quan không quân vào tháng 5 – 1991. Khi đỏ TT Bush trao tặng lại những huân chương của Hoa Kỳ mà ông ta đã được trao trước đây và đó là trường hợp của ông ta. Trường hợp của Nguyễn Quí An thì khó hơn nhiều bởi vì ông ta không hội đủ điều kiện để được đi như một người tị nạn theo chương trình ODP.

: Trong suốt diễn trình ông đã gặp những khó khăn gì?

NM : Trong trường hợp Nguyễn Chí Thiện , khó khăn duy nhất tôi gặp phải mà tôi được biết là cơ quan ODP sẵn sàng phỏng vấn ông ta bởi vì ông ta đã ở trong tù cải tạo lâu năm nhưng vẫn không nhận được chiếu khán xuất cảnh.Do vậy, một lần nữa, tôi viết thư cho ông Lê Văn Bằng thỉnh cầu giải thích là người này cần phải được cấp giấy xuất cảnh, và liền sau đó ông ta được giấy xuất cảnh.

MĐ : Trước đây ông có đề cập là ông cố gắng đưa ông Nguyễn Chí Thiện ra vì lý do chữa bệnh và với qui chế nhân đạo, do vậy ông ta phải tự túc tài chính một khi đến Mỹ. Ai đã điền giấy tờ bảo lãnh cho ông Thiện?

NM : Người anh của ông ta sống ở Herdon, Virginia. Ông ấy nộp mẫu đơn I-130 cùng với thệ chứng thư bảo trợ.

ĐM : Trong suốt diến trình ông đã không gặp khó khăn gì với cả hai phía Hà Nội và cơ quan ODP?

NM : Tôi rất may mắn đối với chính phủ Hoa Kỳ. Tôi tiếp xúc với những nhân viên Toà Bạch Ốc mà tôi biết và khi đó tôi được cho biết một viên chức của Bộ Ngoại Giao đang trên đường đến Bangkok. Viên chức này phụ trách khu vực Đông Á và chương trình tị nạn. Do đó nhân viên Toà Bạch Ốc yêu cầu người đó nói chuyện với giám đốc cơ quan ODP để nhanh chóng mang Nguyễn Chí Thiện đi. Việc đó tạo áp lực đối với giám đốc ODP, đồng thời khi đó tôi cũng nhận được điện thoại từ bộ ngoại giao yêu cầu tôi đừng đi Việt Nam và rằng họ sẽ giải quyết vấn đề. Tôi nói được, tôi sẽ ở nhà.

MĐ : Tại sao?

NM : Tôi muốn sang bên đó vào tháng 7 nhưng các viên chức của Bộ Ngoại Giao nói lần này họ sẽ lo để mang ông ta ra ngoài nước. Vì thế…với áp lực từ Bộ Ngoại Giao Hoa Thịnh Đốn, mà viên giám đốc ODP làm việc cho Bộ Ngoại Giao, điều đó tạo áp lực với bà ta để làm một cái gì đó.

: Trong nổ lực để mang ông Nguyễn Chí Thiện ra khỏi Việt Nam, ông có nhận một sự trợ giúp hoặc khuyến khích nào từ bất cứ một đoàn thể, tổ chức hoặc cá nhân Việt Nam nào không?

NM : Tôi có nói chuyện với một số người Việt Nam tại Hoa Kỳ, và họ đều ca ngợi ông ta. Tất cả những người đó đều khuyến khích tôi giúp ông ta.Nhưng tôi đã không được ai cho biết làm cách nào để mang ông ta ra khỏi nước.Tất cả họ chỉ nói cho tôi biết ông ta là một học giả đại tài và đó là một điều rất tốt nếu tôi đưa ông ta đi.Tôi có nói chuyện với cả những người của tổ chức bảo vệ nhân quyền tại Hoa Thịnh Đốn, họ cũng khuyến khích tôi thế nhưng họ không thể làm được gì cả. Còn những người Viêt Nam tại địa phương…tôi nghĩ họ có quá nhiều sĩ diện để viết thư cho Lê Văn Bằng thỉnh nguyện cho trường hợp của Nguyễn Chí Thiện.

: Ông đã nói chuyện với ai trong cộng đồng Việt Nam?

NM : Thưa không may là tôi gặp trở ngại về tên tuổi của người Việt Nam và tôi đã nói chuyện với rất nhiều người nên tôi cần phải nhớ lại đã.

: Còn những hội đoàn cũng như những tổ chức thì sao? Mà ông có tiếp xúc?

NM : Thưa không.

MĐ : Cho đến nay ông là người duy nhất có gan, có khả năng và quan trọng nhất là hết lòng can thiệp để nhận diện những anh hùng chiến tranh VN đã bị bỏ quên bởi phe đồng minh và bởi ngay cả những đồng đội của mình, trong số đó có ông Bùi Quyền, Nguyễn Quí An, và hiện nay ông đang giúp ông Nguyễn chí Thiện, một người hùng của nhiều người Việt Nam và những người khác. Trớ trêu thay không có ai trong cộng đồng VN có khả năng hoặc ý chí để làm những gì ông đã và đang làm. Ông có ý kiến gì về vấn đề này?

NM : Thưa tôi làm điều này chỉ để thoả lòng tôi thôi. Đó là một điều rất hữu ích để giúp đỡ người khác, dù là người Việt hay không, đó không phải là lý do tại sao. Tôi chỉ nghĩ là nếu tôi giúp được một người nào đó đáng nhận hưởng sự giúp đỡ của tôi thì tôi giúp họ và tôi nghĩ những người này không nhất thiết vì họ là người VN. Những người này đã làm được việc gì đó và họ cần giúp đỡ mà tôi có thể trợ giúp họ được thì tôi cố gắng giúp họ. Đó là lý do duy nhất mà tôi giúp những người này. Bùi Quyền và Nguyễn Quí An là những người được biết đến nhưng cũng còn những người khác mà tôi đã giúp đưa ra khỏi VN.

: Không phải ai cũng có thể làm những gì ông đã làm hoặc sẽ làm trong tương lai, vậy ông phải ở trong một vị thế đặc biệt để làm những điều đó. Ông làm cảch nào và cần phải làm gì?

NM  : Cần phải viết thư. Để thiết đặt một phương cách, bạn cần phải  biết đúng người, một số người nào đó để tiếp xúc. Một số người không ở đúng vị thế, bạn phải biết tìm đúng những cơ quan mà ông ta phải tới để có được sự lưu tâm, để làm được điều gì đó. Do đo tôi phải tìm biết tiếp xúc với những ai ngay trong chính quyền của chúng ta để rồi những người đó tiếp xúc với ai đó của nhà cầm quyền Hà Nội, để cho tôi sự trợ giúp đó. Và tôi phải khai điền tốt về những người này, nói cách khác tại sao chúng ta phải giúp đưa họ ra khỏi VN.

: Ai đã là tài trợ cho tất cả hoặc một phần những tổn phí của ông? Những chi  tiêu của ông ?

NM : Cho đến nay tôi đã phải tự trả cho tất cả, còn về vấn đề gây quỹ thì khi họ đến đây sẽ được thực hiện bởi cộng đồng người Việt. Đề nghị trợ giúp duy nhất mà tôi  nhận được là từ chính cô, đề nghị trả tiền di chuyển máy bay đi VN để phỏng vấn ông Nguyễn Chí Thiện. Thế nhưng liền sau khi tôi nhận được điện thoại của Bộ Ngoại Giao cho biết họ sẽ lo liệu tất cả.

MĐ : Ông đã tốn bao nhiêu tiền để giúp cho những người này, ông Bùi Quyền, Nguyễn Quí An , và bây giờ Nguyễn Chí Thiện, và những tổn phí liên hệ khác?

NM : Thưa tôi rất là dở trong việc tính toán chi tiêu, tôi không biết rõ và việc đi qua VN cùng liên hệ đến những việc làm khác của tôi như là một du khách. Tôi chưa bao giờ sang VN cho đến năm 1990 khi tôi phỏng vấn ông Bùi Quyền. Vì thế nên tôi không hề tìm biết xem là tôi đã tiêu xài bao nhiêu tiền để giúp những người này .

: Có người hoặc nhóm nào trong cộng đồng VN đóng góp tiền chia xẻ với ông, hoặc bất cứ điều gì?

NM : Không, và tôi cũng không đòi hỏi bất cứ điều gì.Tôi biết cộng đồng VN có nhiều phe nhóm khác nhau và tôi không muốn dính dáng vào vấn đề chính trị của họ. Vì thế tôi muốn đứng ngoài và không mưu tìm những sự trợ giúp của họ.

MĐ : Một khi ông Thiện đến đây, ông nghĩ tương lai của ông ta sẽ như thế nào? Ông có thể tiên đoán tương lai của ông Thiện?

NM : Tôi nghĩ ông ta là một thi sĩ, văn sĩ đại tài. Tôi nghĩ ông ta có cơ hội  đi du thuyết. Và tôi biết ông ta nói ít nhiều tiếng Anh và tiếng Pháp, vì thế những người như ông Douglas Pike của đại học University of California có thể giúp ông ta tổ chức một cuộc du thuyết và những tổ chức khác có thể giúp ông ta để ông ta có thể tiếp tục viết và việc phát hành văn phẩm sẽ giúp ông ta sinh sống bằng cách đó.

: Ông có sẽ tiếp tục giúp đỡ một khi ông Thiện đến đây?

NM : Hiện nay tôi sẽ giúp ông ta những gì ông ta cần. Tôi đã viết thư cho giám đốc cơ quan ODP và cho biết tôi sẽ giúp ông Thiện trang trải tiền máy bay và trợ giúp tài chánh để đoan chắc là ông ta đến được đây. Thệ chứng thư trợ giúp tài chính cần phải có, đồng thời người anh cũng đã điền thệ chứng thư trợ giúp tài chính trả tiền cho vé máy bay , do đó đã không tốn gì cho tôi cả về phương diện tài trợ cho ông Thiện. Có rất nhiều người Việt ở Mỹ  tổ chức những chương trình khác nhau cho ông ta, vì  ông ta là một học  giả rất nổi tiếng. Vào thời điểm đó, ông Thiện sẽ tự quyết định lấy điều gì ông ta thích làm.

: Sau Nguyễn Chí Thiện ông còn có ý định giúp ai khác  ra khỏi VN không?

NM : Tôi không được ai hỏi…Tôi đã đến giai đoạn cũng không còn trẻ gì nữa và cũng có giới hạn.Nếu tôi biết có người nào đó cần giúp đỡ thì tôi sẽ giúp họ . Nhưng đó phải là một trường hợp tốt và khó khăn mà tôi có thể làm được gì đó thì tôi có thể sẽ giúp người đó.

: Còn hai ông Nguyễn Đan Quế và Đoàn Viết Hoạt mà ông được nghe nói, họ đã bị bỏ tù bởi nhà cầm quyền VN vì tranh đấu cho nhân quyền tại VN một cách bất bạo động. Ông có thể giúp những người này không?

NM : Thưa điều này đối với tôi, tôi không biết cá nhân hai người này, tôi phải coi xét các trường hợp đó. Và nếu họ cần giúp đỡ vì một lý do gì đó. Tại sao Hà Nội không để cho họ đi? Tại sao họ bị nhốt tù? Tôi phải xem xét lại các trường hợp này.

 MĐ : Tôi chắc là đối với những người mà ông đã giúp đỡ cũng như với thân nhân của họ thì ông rất là tốt. Ông rất là có lòng với họ. Tôi cũng chắc ông đã làm rất nhiều cho cộng đồng VN.

NM : Thưa tôi thực sự coi những người này như những cá nhân riêng biệt, thực sự tôi nghĩ là tôi đã giúp những cá nhân, đó là điều mà tôi quan niệm. Đối với cộng đồng người Việt, tôi biết họ biết ơn những việc tôi làm nhưng tôi chỉ nhìn nhiều đến khía cạnh giúp đỡ cá nhân hơn là bất kỳ điều gì khác.

: Và điều đó rất là bổ ích cho ông?

NM : Đó là điều bổ ích cá nhân. Đời tôi đã có những lúc thăng trầm, và bên Mỹ này đời không phải lúc nào cũng tươi như hoa hồng cho người Mỹ gốc Á Châu vào thập niên 30 và qua thập niên 40, và đặc biệt trong giai đoạn Đệ Nhị Thế Chiến. Có lúc tôi cũng bị bỏ vào trong trại bởi vì cha mẹ tôi đến từ Nhật Bản. Nhưng dĩ nhiên tôi cũng đã động viên vào lục quân, do vậy tôi thương những người này. Họ không biết phải làm gì trong hoàn cảnh tiến thối lưỡng nan. Do vậy ở thời điểm này , tôi chỉ cảm thấy tôi có thể làm được gì đó để giúp đỡ ai đó.Tôi nghĩ luôn luôn có những lời nhắn gửi gấm qua những việc làm từ thiện giúp đỡ người khác.

: Xin cám ơn ông rất nhiều và chúc ông thành công trong mọi cố gắng của ông trong tương lai.

NM : Cám ơn cô.

…………………………….

*Nguyễn Chí Thiện chưa bao giờ tuyên bố ông thuộc nhóm Nhân Văn Giai Phẩm, mà đó chỉ là tin do những người khác viết ra.

………………………….

Nhàn SF Góp Ý Với Bác Sĩ Phùng Văn Hạnh

Tôi là Nhàn S.F ở miền Bắc Cali, nhân đọc được bài viết “Bàn Luận” của bác sĩ trên diễn đàn, tôi mạo muội đóng góp ý kiến. Thú thật trình độ học vấn của tôi hạn hẹp lắm, chỉ đủ đọc và hiểu tiếng mẹ đẻ nên không thể nào hiểu được bài viết của các danh nhân danh tướng văn nhân thi sĩ triết gia để biết được họ sai đúng chỗ nào như bác sĩ đã từng làm. Cũng may bác sĩ là người trí thức có địa vị cao trong xã hội lại biết yêu chuộng tự do qua phương cách bàn luận để tìm ra sự thật. Vì lẽ đó tôi mới mạnh dạn góp ý nói lên quan điểm của mình về những nhận định của bác sĩ qua hai điểm sau đây:

Thứ nhất là đoạn văn mà bác sĩ Phùng Văn Hạnh trích dẫn từ bài viết của luật sư Nguyển Văn Chức

“Năm 1999, tôi gặp Matsuoko, một đại tá Mỹ tại nhà bà vợ của
Nguyễn Cao Kỳ, đường Belle Vue , tiểu bang Colorado.
Matsuoko đãi tôi đại tiệc .Ruơụ Pháp đầy bàn . Và tội đáp
lễ; đãi tiệc Matsuoko, tại nhà môt người bạn thân của vợ..
tôi.
Trong lúc ngà ngà say, Matsuoko cho tôi biết:chính ông đã về Việt
Nam đưa những Nguyễn Chí Thiện và Nguyễn Hữu Luyện sang Mỹ !
Để làm gì ? Quyển ” Bạn Có Thể Tin Đuơc Người Cộng Sàn của
Fred Schwarz ” đã cho chúng ta câu trả lời …
Để làm tay sai cho Cộng Sản VN  , lũng đoạn tập thể Nguời
Việt Tỵ Nạn, bằng những thủ đoạn cực kỳ bỉ ổi và đê
hèn..
Cũng Fred Schwardz hình như đã viết :
Cộng sản VN  lừa bịp và đểu cáng . Lỗi cũa những người
VNHG chống Cộng , là đã ngây thơ : giúp chúng nó đểu cáng và
lưà bịp”

(hết trích)

Trích đoạn văn trên đây mà không đưa ra ý kiến gì tức là bác sĩ Phùng Văn Hạnh đã mặc nhiên đồng ý với luật sư Chức rồi phải không?

Người bảo lãnh cho nhà thơ Nguyễn Chí Thiện qua Mỹ là đại tá không quân hồi hưu Noboru Masuoka chứ không phải Matsuoko. Cái tên Matsuoko đã có lần xuất hiện trong một bài viết của một người thuộc nhóm chống đối nhà thơ Nguyễn chí Thiện, nay thì hoá ra nguồn của nó từ Ls Nguyễn Văn Chức. Với một người ngoại quốc tiệc tùng qua lại rượu Pháp đầy bàn mà Ls Chức lại không nhớ rõ tên người ta để viết cho đúng quả là điều đáng trách!

Chuyện bảo lãnh cho nhà thơ Nguyễn Chí Thiện qua Mỹ thì đâu có gì bí mật mà phải đợi đền năm 1999 vào lúc “ngà ngà say”, không tỉnh táo mới bật mí? Ls Chức hay quan trọng hóa vấn đề chứ ở San Jose, miền Bắc Cali, khi ông Nguyễn Chí Thiện mới qua(1/11/1995) , ông Masuoka đã xuất hiện hàng ngày trên báo chí, đài truyền hình tường trình về những việc ông làm cho các tù nhân chính trị. Trả lời câu hỏi động cơ nào đã khiến ông mang nhà thơ Nguyễn Chí Thiện ra khỏi Việt Nam, ông cho cô Đỗ Mùi, phóng viên của đài Truyền Hình Việt Nam Tự Do San Jose biết như sau:

Do Mui phong van Masuoka hinh 2 001Nguồn: Việt Nam Tự Do (16-11-1995)

 Sau khi tôi mang ông Bùi Quyền ra(1990), cô có đề cập đến một thi sĩ người Việt Nam đã bị nhốt tù nhiểu năm bởi vì những gì ông ta viết gửi ra ngoài VN. Vào lúc đó tôi đang cố gắng đem ông Nguyễn Quí An ra khỏi VN. Sau khi tôi đưa ông Nguyễn Quí An đi được rồi, tôi khởi sự tìm xem ông Nguyễn Chí Thiện là ai, bởi vì tôi không biết ông ta là ai, và sau khi tôi nói chuyện với một số người, tôi khám phá ra ông ấy là một người rất đáng nể. Do đó tôi khởi sự lo cho trường hợp của ông ta ”

.(ghi chú: Đỗ Mùi là người đã nhờ Masuoka bảo lãnh cho N.C.T )

Ngay tai ngo 001Nguồn: Two Prison Life Stories

Ngày 15-12-1995 một buổi tiệc được tổ chức tại nhà hàng Phú Lâm San Jose để vinh danh ông Masuoka đồng thời chào mừng nhà thơ Nguyễn Chí Thiện đến Hoa Kỳ với sự tham dự của hai Ông Bùi Quyền và Nguyễn Quí An. Tại sao ông Nguyễn Hữu Luyện không có mặt hôm đó? bởi ông Masuoka đâu có bao giờ bảo lãnh cho ông Luyện!  Ông Nguyễn Hữu Luyện đi theo diện Biệt Kích thì đâu có trở ngại khó khăn gì mà phải nhờ đến sự can thiệp của ông Masuoka? Luật sư Chức có tỉnh táo hay cũng “ngà ngà say” như ông “Matsuoko”?

Khi ông Nguyễn chí Thiện đến Houston (1996), qua báo chí người ta biết được Ls Chức đọc một bài diễn văn chào mừng rất là chân tình cảm phục và sau đó cùng đứng bên nhau chung một giới tuyến trên con đường quang phục quê hương. Chẳng lẽ chỉ vì những lời “thú tội” trong lúc “ngà ngà say” của ông “Matsuoko” vào năm 1999 mà nhà thơ Nguyễn Chí Thiện qua ngòi bút của Ls Chức, bỗng trờ thành “tay sai cộng sàn”  lũng đoạn cộng đồng bằng những thủ đoạn cực kỳ “bỉ ổi “và “. đê hèn” ?. Và hành động nhân đạo của một người ngoại quốc trước sự tàn bạo của CSVN đối với tù nhân bỗng biến thành công tác của một “điệp viên không không thấy” qua não bộ của một con người bất bình thường như Ls Nguyễn Văn Chức ? Qua gần 14 năm đi khắp nơi trên thế giới nói lên tội ác của CSVN thì đó là “lừa bịp” là ”lũng đoạn tập thể người Việt hay sao?. Viết thế mà cũng có người tin thì lạ thật, nhất là với một người đã từng đặt bút phê bình các văn nhân danh tướng,các thi sĩ triết gia lớn trên thế giới như bác sĩ Phùng Văn Hạnh!!!

Thứ hai là nhận định của bác sĩ Phùng Văn Hạnh qua bốn câu thơ của  Nguyễn Chí Thiện

Bác sĩ Hạnh viết nguyên văn như sau:

Bàn luận không phải là chửi rủa.
Tôi có biết nhiều danh nhân,danh tướng cũng như văn nhân, thi
sĩ, triết gia lớn qua sách vở. Và cũng có bình luận họ khi làm
bài vở ở trường và cả khi ra đời, chỗ nào đúng, chỗ nào
sai, chỗ nào hay,chỗ nào dở, qua suy luận của mình. Tôi không
suy tôn ai cả. Đi tìm sự thật một cách độc lập là phương
châm của người trí thức. Tôi trọng tự do Quí vị  suy tôn,
kính phục NCT. Hãy cho tôi tự do phê phán một nhân vật công
cọng (public figure). Cho nên nói tôi ghen tài với ông Thiện là suy
nghĩ nô lệ . Thi sĩ  Landor viết: I strove with none, so none is worth
of my strife.
Chính vì vậy mà 4 câu thơ dưới đây tôi cho là dở thậm tệ, ý
tưởng kiêu căn phách lối. Mắc mớ gì mà giận dân, nghĩa là
giận dư luận công cộng? Dư luận làm sao có hạn được. 9
người 10 ý mà! Dư luận làm cho anh chán nản, rồi anh phán là
dân hèn ngu! Dân dạy anh chứ không hèn ngu đâu. Chỉ Cộng Sản
mới cho dân la hèn ngu
Với Cộng Sản, ta suốt đời là thù
Với dân, dẫu giận, ta suốt đời là bạn
Nhưng mọi thứ trên đời đều có hạn
Đừng làm ta chán nản, hỡi hèn ngu !”

(Ngưng trích)

Ngoài 4 câu thơ trên nhà thơ Nguyễn Chí Thiện còn một số bài than phiền về sự hèn ngu của những dân tộc sống dưới ách cộng sản:

“Ngu dốt làm buồn nản
Đớn hèn làm tức tối
Hai thứ xoay quanh mù loà, qụy gối
Suốt đời làm tôi tớ yêu gian!”

Không những giận người ngu hèn mà ông còn giận chính bản thân mình:

Giận thân rồi lại giận đời
Giận thời chuyên chính, giận người hèn ngu
Giận trời, giận đất âm u
Giận sông, giận núi quân thù dọc ngang”

Khi mất miền Nam ông còn nói:

“Vì ấu trĩ thờ ơ u tối
Vì muốn an thân vì tiếc máu xương
Cả nước đã qui về một mối:
Một mối hận thù, một mối đau thương!”

Để cộng sản có thể thống trị được cả nước, ông qui trách nhiệm cho cả dân tộc:

“Lỗi lầm tại ai? Xét ra tất cả
Mấy ai người đem hết tâm can?”

(Vì Ấu Trĩ – 1975)

Nhà văn Nguyễn Tuân trước khi chết đã thú nhận:” Tôi sống được đến ngày hôm nay là vì tôi biết sợ”

Nhạc sĩ Phạm Tuyên, con học giả Phạm Quỳnh, suốt đời làm nhạc ca ngợi “Bác”, Đảng  là  những kẻ đã thủ tiêu cha đẻ của mình. Ông đã vỗ tay qua bài hát “Như Có Bác Hồ Trong Ngày Vui Đại Thắng” để ăn mừng ngày cộng sản chiếm được miền Nam.

Gần đây, nhạc sĩ Tô Hải, tác giả bản nhạc “Nụ Cười Sơn Cước”, trong quyểnHồi Ký Của Một Thằng Hènđã dũng cảm nhận mình là thằng ngu và khẳng định “tuyệt đại đa số trí thức đều hèn ngu,” điều mà hơn 40 năm trước đây trong nhà tù cộng sản, người thanh niên dũng cảm Nguyễn Chí Thiện đã nói như vậy.

Thưa bác sĩ Phùng văn Hạnh,

Qua những vần thơ trên tôi hiểu chữ  N được đề cập trong thơ Nguyễn Chí Thiện là muốn nói tới DÂN TRÍDÂN KHí, chứ không thể hiểu là DƯ LUẬN CỦA DÂN được. Thêm nữa, những chi tiết đề cập đến trong bài thơ do bác sĩ sáng tác tôi thấy có điều cần minh chứng. Chẳng hạn :

> Khi Thiện kể lại những điều lạ sao!
> Nào ăn uống tiêu chuẩn cao
> Nào được chữa trị khi vào nhà thương
> Như một đảng ủy trung ương
> Chống Cộng lấy lệ, lập trường “hiền huynh”
> Khuyên hải ngoại đừng biểu tình
> Ý hòa giải với yêu tinh “đồng lầy”

Thưa bác sĩ,
Tôi chưa bao giờ nghe ông Nguyễn Chí Thiện khuyên “đừng đi biểu tình” vì bản thân ông đã có mặt hầu hết trong các cuộc biểu tình ở Bắc Cali.và ông thường cho  biết “ Biểu tình không thì chưa đủ, song song vào đó là phải có tiếp xúc  giải bày thì mới thành công Điển hình là cuộc biểu tình chống nhà đạo diễn phản chiến Peter Davis. Năm 2005, cuộc triễn lãm “What’s Going on” tại viện bảo tàng Oakland Bắc cali do phản chiến tỗ chức với nội dung lên án Hoa Kỳ đã sai lầm ủng hộ cuộc chiến Việt Nam.Trong đó cuốn phim “Hearts And Minds” được giải thưởng Oscar ngày 8-4-1975, nội dung xuyên tạc sự thật, lên án QLVNCH, cho rằng toàn thể dân Việt Nam ủng hộ cộng sản Bắc Việt. Nay những xuyên tạc láo khoét đó lại được phổ biến dưới dạng DVD để phân phát cho giới trẻ. Giáo sư sử địa Jean Libby cùng nhà thơ Nguyễn Chí Thiện tổ chức một cuộc biểu tình chống đối vào ngày Peter Davis thuyết trình. Với chủ trương như đã nói, cộng đồng Bắc Cali biểu tình bên ngoài, nhà thơ và một số gồm nhiếp ảnh gia Nguyễn Ngọc Hạnh, đạo diễn Hàm Trần (Vượt Sóng), nhà văn Đỗ Quang Trình ( Saigon To San diego)cùng anh chị em sinh viên thì vào bên trong. Mỗi người chỉ được đặt câu hỏi trong 2 phút. Nguyễn Chí Thiện là người lên đầu tiên, qua 5 phút đầu ông không hỏi mà chỉ kể tội ác CS qua CCRĐ, Mậu Thân, bỏ tù không xét xử (tập trung cải tạo), đánh tư sản, cướp nhà cướp đất của dân…và cuối cùng đặt câu hỏi với Peter Davis: “Cho đến bây giờ mà ông vẫn còn tin CSVN hay sao?” Phần thì bên ngoài tiếng hô đả đảo vang dội, phần thì bên trong bị kê tủ đứng vào mồm, Peter Davis mất bình tĩnh ấp úng cho là chỉ lên án Hoa kỳ.Dĩ nhiên chúng ta không thể nào “ tẩy não” được nhà đạo diễn phản chiến này nhưng thành phần đông đảo tham dự sẽ hiểu được sự thật về cuộc chiến Việt Nam thì đây có phải là một thành công hay không?

Thói thường khi muốn đánh phá ai, kẻ gian hay đặt điều vu khống, sửa đổi lời nói,cắt xén đoạn văn làm mọi cách để người đọc hiểu xấu về người đó.  Chuyện Vũ Bình Nghi tự Ký Còm chủ một tờ báo ở Bắc Cali, người chuyên viết bài đánh phá cá nhân đoàn thể chống cộng, đã xuyên tạc vu khống về lời phát biểu của nhà thơ Nguyễn Chí Thiện là đã đưa ra đề nghị người Việt Nam theo đạo công giáo nếu không ủng hộ cuộc đấu tranh của Cha Lý, hãy đuổi họ ra khỏi đạoVà ngay sau đó là cò mồi của chúng viết bài tự xưng là công giáo lên án nhà thơ Nguyễn Chí Thiện. Bị cộng đồng và cả Nguyễn Chí Thiện phản đối, Ký Còm giải thích  thực tình Ký Còm không có tham dự buổi ra mắt sách của ngục sĩ…,Ký cũng không nghe cuốn băng ghi âm…, mà chỉ nghe từ ba thân hữu kể lại”(TB #3111 ngày25 và 26-8-01).Người làm báo chân chính có bao giờ chỉ vin vào lời của các “thân hữu” để viết tin hay không? Giữa thanh thiên bạch nhật mà còn dám dùng tờ báo của mình để dở trò bôi nhọ thì nói gì đến trên các diễn đàn ảo?

Riêng với bác sĩ Phùng văn Hạnh, một nhà trí thức, chuyên nghiên cứu phê bình các danh nhân danh tướng, văn nhân thi sĩ triết gia trên thế giới mà lại quá dễ dãi với những bản tin lấy từ các diễn đàn để đánh giá về nhà thơ Nguyễn Chí Thiện, điều này chỉ làm mất giá trị bài viết của mình thôi!!!

Kết thúc nơi đây,khuyên bác sĩ hãy đem sở trường của mình ra để nghiên cứu đứng đắn những cuốn sách nói về chiến tranh VN do phản chiến Mỹ viết ra hơn là bỏ thì giờ vào những tin tức lá cải gây xáo trộn cộng đồng

Bắc Cali 8-o9
Nhàn SF

Nhân bác sĩ Hạnh nhắc đến Đào Nương Hoàng Dược Thảo:

> Dược Thảo vì tự do ngôn luận
> Nêu lên một nghi án văn chương
> Cớ sao giở giọng cương cường
> Dùng chữ “trừng trị” như phường Cộng nô”

Xin đưa lên bài viết của đương sự để hiểu vì đâu mà lại có cái gọi là “Nghi Án Văn Học”?

cs thuong luong voi Dao Nuong 001

To:

Sức Mạnh Của Dollar?

Mười lăm năm trước một bên ngỏ
Tại Paris bàn chuyện nhỏ to
SGGP Saigon Nhỏ
Làm người đọc cũng phải đoán mò
Một triệu đô đăng tin cán chó
Phải lấy bài cộng sản ban cho
Nghèo kiết xác, tài chánh phải lo
Kẻ giàu có thể đã đang o
O Hoàng Dược Thảo thành giàu có
Chủ tuần báo bắt đầu sừng sỏ
Đánh xả láng, dựng tin méo mó
Hoà Thượng Quảng Độ bị bôi lọ
Ngài là tấm gương chống tội đỏ
Tranh đấu cho tôn giáo tự do
Thế nhưng Saigon Nhỏ bôi xóa
Nghi ngờ Nguyễn Chí Thiện này nọ
Cắp thơ của tác giả “chưa có”
Thật hư đã bao lần sáng tỏ
Hoàng Dược Thảo vẫn mãi cãi cọ
Nay Thảo hợp với Nhâm cùng bó
Thiên hạ coi như là chuyện nhỏ
Đọc báo xưa nên phải dặn dò
Đồng tiền có sức mạnh dản co
Chống đó nhưng mà theo đó!

 Những Giải Mây Chiều

8/09

………………………….